Giờ Trái đất năm 2024: Giảm dấu chân Carbon - Hướng tới Net Zero

Thứ Hai, 18/03/2024 | 16:33

Năm 2024 là năm thứ 16 Việt Nam chính thức tham gia sự kiện lịch sử Giờ Trái đất kể từ tháng 3/2009. Năm 2023, sau 1 giờ tắt đèn và giảm thiểu sử dụng các thiết bị điện trong Giờ Trái đất, Việt Nam tiết kiệm được 298.000kWh. Như vậy, trong 15 năm tham gia sự kiện, Việt Nam đã tiết kiệm được 6.233.000kWh.

Logo chính thức của chiến dịch Giờ Trái đất

CHỦ ĐỀ CỦA GIỜ TRÁI ĐẤT NĂM 2024

Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024 được Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn thiên nhiên (WWF) phát động với chủ đề “Reducing Carbon footprint towards Net Zero” - “Giảm dấu chân Carbon - Hướng tới Net Zero”.

Thông điệp này nhấn mạnh vai trò quan trọng trong hành trình hướng tới Net Zero, đồng thời kêu gọi các quốc gia cùng hướng tới một nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững, trong đó áp dụng các giải pháp dựa vào thiên nhiên, mở rộng các hành lang đa dạng sinh học, các khu bảo tồn; giảm thiểu phát thải; chuyển đổi năng lượng tái tạo trong các lĩnh vực; đổi mới sáng tạo khoa học - công nghệ nhằm giảm áp lực lên môi trường tự nhiên.

Đây cũng là dịp để Việt Nam thể hiện vai trò, trách nhiệm và sự nỗ lực của mình tại Hội nghị Thượng đỉnh về biến đổi khí hậu của Liên Hiệp Quốc lần thứ 28 (COP28) để cùng với thế giới hướng tới mục tiêu Net Zero vào năm 2050.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đưa ra 7 khẩu hiệu tuyên truyền Giờ Trái đất năm 2024, gồm: Chuyển đổi năng lượng nhằm thúc đẩy hành động chống biến đổi khí hậu; Nghĩ xanh - Sống xanh - Năng lượng xanh - Tương lai xanh; Hành động vì khí hậu - Hành động vì tương lai; Sử dụng năng lượng tái tạo hướng tới phát triển bền vững; Một giờ tắt điện: Hành động nhỏ, tác động lớn; Gắn kết - Hành động - Ứng phó với biến đổi khí hậu; Công bằng - Bình đẳng - Xu thế tất yếu trong chuyển đổi năng lượng.

HƯỞNG ỨNG CHIẾN DỊCH GIỜ TRÁI ĐẤT NĂM 2024

Hưởng ứng Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024, Chính phủ đề nghị các bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; các Đại sứ quán và tổ chức quốc tế tại Việt Nam quan tâm, chỉ đạo, tổ chức thực hiện các hoạt động thiết thực, hiệu quả và phù hợp với chủ đề “Reducing Carbon footprint towards Net Zero” - “Giảm dấu chân Carbon - Hướng tới Net Zero”.

Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, người dân, doanh nghiệp về Chiến dịch Giờ Trái đất năm 2024; treo pa-nô, băng-rôn, áp-phích tuyên truyền được làm từ các vật liệu thân thiện với môi trường tại các khu vực công cộng, đường phố, trụ sở cơ quan và các địa điểm thích hợp mục đích, ý nghĩa, chủ đề.

Các cơ quan, tổ chức, cá nhân cùng tổ chức hoạt động “Tắt đèn và tắt các thiết bị điện không cần thiết” từ 20 giờ 30 phút - 21 giờ 30 phút ngày 30/3/2024 (thứ Bảy); duy trì thường xuyên, liên tục thói quen sử dụng năng lượng hiệu quả, tiết kiệm gắn với bảo tồn tài nguyên năng lượng từ sản xuất công nghiệp, thương mại - dịch vụ, giao thông - vận tải, sản xuất nông - ngư nghiệp cho đến tiêu thụ tại hộ gia đình nhằm cân bằng giảm phát thải khí nhà kính và hướng tới mục tiêu chuyển đổi tối đa sang năng lượng tái tạo.

KIM KIM (tổng hợp)

Việt Nam là một trong 5 quốc gia bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi biến đổi khí hậu. Nếu mực nước biển dâng cao lên 1m, 90% Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập lụt hàng năm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh lương thực và xã hội.

Giờ Trái đất là một chiến dịch thường niên có quy mô toàn cầu do Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (World Wildlife Fund - viết tắt là WWF) khởi xướng, kêu gọi người dân và doanh nghiệp tắt đèn 1 tiếng từ 20 giờ 30 - 21 giờ 30 phút ngày thứ Bảy cuối cùng của tháng Ba hàng năm. Logo của chương trình được xây dựng từ nền bản đồ địa cầu, cắt bởi số 60 là số phút kêu gọi tắt điện. Hiện nay logo của Giờ Trái đất được thêm dấu "+" sau số 60 với ý nghĩa Giờ Trái đất không chỉ dừng lại ở 60 phút mà còn hơn thế nữa.

Viết bình luận mới
thăm dò ý kiến

Theo bạn, điều gì có thể giữ chân và thu hút người tài vào khu vực công?

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.