“Trăng mật”… từ đâu mà có?

Thứ Hai, 10/04/2017 | 17:06

Tại sao gọi là… “trăng mật”? Kỳ nghỉ này có gì liên quan tới mật và tới trăng? Truyền thống “trăng mật” sau hôn lễ từ đâu mà có, có từ khi nào?
“Trăng mật” thoạt tiên không liên quan gì tới một chuyến đi, một kỳ nghỉ như cách hiểu hiện nay. “Trăng mật” được ghi nhận lần đầu xuất hiện trong một cuốn thơ tiếng Anh cổ, viết năm 1546. Trong một bài thơ, khi biên kịch kiêm nhà thơ người Anh - John Heywood viết về tình yêu và nghệ thuật, ông đã sử dụng cụm từ “trăng mật” để nói về cảm giác vui vẻ.
Lần tiếp theo từ “trăng mật” được tìm thấy trong cuốn tự truyện viết năm 1592, bởi nhà soạn kịch người Anh - Robert Greene: “Sau cùng, cặp đôi lấy nhau, ngày đó trôi qua với những điệu nhảy và trăng mật kéo dài 1 tháng”. Từ “trăng mật” này để chỉ về quãng thời gian kéo dài 1 tháng sau khi hai người lấy nhau. Có “mật” bởi đây là giai đoạn ngọt ngào. Có “trăng” bởi hàm ý về một tuần trăng, nghĩa là 1 tháng - 1 tháng của những điều ngọt ngào, hạnh phúc. 

Sau những lần được ghi nhận xuất hiện trong văn bản này, từ “trăng mật” bắt đầu được người dân nhiều nước phương Tây sử dụng để chỉ quãng thời gian mới cưới của cặp đôi sau hôn lễ.
Dù vậy, phải tới 200 năm sau “trăng mật” mới trở thành một từ gắn với ý nghĩa về một kỳ nghỉ, một chuyến đi. Ý nghĩa này lần đầu xuất hiện vào năm 1791, trong một tuyển tập truyện ngắn của tác giả người Đức - Johann Karl August Musäus. Trong một câu chuyện, tác giả đã viết: “Cặp đôi mới cưới dành trăng mật của mình ở Augspurg trong niềm hạnh phúc lứa đôi và niềm vui giản dị, như cặp đôi đầu tiên được ở trong vườn Địa đàng”.
B.T (tổng hợp)

 

Viết bình luận mới
thăm dò ý kiến

Theo bạn, điều gì có thể giữ chân và thu hút người tài vào khu vực công?

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.