Để nghề nuôi tôm phát triển bền vững

Thứ Sáu, 10/04/2020 | 15:41

Với quyết tâm xây dựng Bạc Liêu trở thành “thủ phủ” ngành tôm công nghiệp của cả nước, thời gian qua, Bạc Liêu đã không ngừng đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển nghề nuôi tôm. Trong đó, khuyến khích nông dân phát triển các mô hình nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh, nhất là mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng.

Bà Bùi Thị Huỳnh Hoa, Giám đốc Công ty TNHH Khoa học Việt Đức (TP. Hồ Chí Minh) nhận bằng tuyên dương thương hiệu đạt chất lượng châu Á.

THAY ĐỔI ĐỂ PHÁT TRIỂN

Có thể nói, tôm thẻ chân trắng là một trong những sản phẩm chủ lực của ngành Nông nghiệp hiện nay. Với ưu thế cho sản lượng nhiều, thời gian nuôi ngắn và gặp thuận lợi về thị trường tiêu thụ nên mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng đã và đang phát triển mạnh tại tỉnh Bạc Liêu, nhất là các mô hình nuôi tôm siêu thâm canh.

Tuy nhiên, mô hình này cần vốn đầu tư lớn và trên hết là phải hướng đến phát triển bền vững. Trong khi đó, mô hình luôn phải đối đầu với nhiều khó khăn do dịch bệnh, thiên tai và cả ô nhiễm môi trường sản xuất. Do vậy, rất cần một tư duy mới trong phát triển sản xuất. Qua áp dụng thực tiễn từ nhiều doanh nghiệp và nông dân, việc sử dụng công nghệ vi sinh, công nghệ an toàn sinh học trong nuôi tôm chính là giải pháp tối ưu. Đó là việc thay đổi nhận thức, tập quán sử dụng và lạm dụng quá mức các loại thuốc kháng sinh, hóa chất trong xử lý môi trường, cũng như các loại thuốc phòng và trị các bệnh thường gặp trên tôm mà không quan tâm đến chất lượng sản phẩm làm ra, đặc biệt hơn cả là ô nhiễm môi trường, tác động tiêu cực đến phát triển bền vững.

THÀNH CÔNG TỪ ỨNG DỤNG VI SINH

So với những nông dân nuôi tôm khác, cơ sở nuôi tôm thẻ chân trắng của hộ anh N.V.A (xã Điền Hải, Huyện Đông Hải) được xem là mô hình nuôi tôm điển hình và bài học thành công của gia đình anh chính là sử dụng các sản phẩm sinh học của Công ty TNHH Khoa học Việt Đức (TP. Hồ Chí Minh).

Với diện tích ao nuôi trung bình từ 1.000 - 1.500m2, mật độ thả nuôi khoảng 300 con/m2, tỷ lệ về size tôm đạt từ 20 - 30 con/kg và thành công mang lại từ mô hình đạt tỷ lệ gần 90%. Chia sẻ kinh nghiệm về thành công này, anh N.V.A cho biết: “Trước đây tỷ lệ nuôi tôm thành công của gia đình tôi và bà con trong vùng chỉ đạt từ 20 - 30%. Tôi rất trăn trở trước những khó khăn chung của bà con trong vùng. Do vậy, tôi nghĩ phải làm thay đổi tập quán nuôi của bà con nông dân bằng việc mạnh dạn ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất và việc ứng dụng các sản phẩm sinh học phải là khâu đột phá”.

Theo anh N.V.A, nguyên nhân dẫn đến việc nuôi tôm của bà con nông dân kém hiệu quả và rủi ro cao đó là phần lớn nông dân chưa ý thức được tầm quan trọng của vi sinh trong việc xử lý môi trường và lấn át những vi khuẩn gây bệnh trên tôm; chưa có nguồn vi sinh tốt và luôn bị động, lúng túng khi ao nuôi tôm xảy ra sự cố như: tảo, khí độc, dịch bệnh...

Đặc biệt, khi tôm bệnh thì bà con thường dùng các loại hóa chất diệt khuẩn, kết hợp với kháng sinh để trị mà không lường trước được hậu quả; việc xử lý dịch bệnh trên tôm theo kinh nghiệm cá nhân, không nắm vững được các kiến thức cơ bản, bản chất vấn đề về phòng và trị bệnh. Điều đó không chỉ gây lãng phí tiền của, không hiệu quả, mà còn tác động xấu đến môi trường ao nuôi, không cách ly được dịch bệnh, nhất là nạn lạm dụng quá nhiều chất kháng sinh và hóa chất. Thậm chí, các loại kháng sinh và hóa chất không rõ nguồn gốc.

Với mong muốn “Cùng chia sẻ để cùng thành công”, anh N.V.A đã hỗ trợ và hướng dẫn kỹ thuật mô hình nuôi tôm của mình cho nhiều nông dân để nhân rộng và hộ nào cũng nuôi tôm thành công. Hiện tại, anh N.V.A đang hỗ trợ khoảng 50 ao cho bà con tại huyện Đông Hải.

Theo anh N.V.A: Để nuôi tôm thành công, bà con nông dân cần tuân thủ quy trình và sử dụng các nhóm sản phẩm sau: Thứ nhất là nhóm sản phẩm vi sinh xử lý môi trường, khí độc, tảo... nhằm chủ động lấn áp mầm vi khuẩn gây bệnh từ môi trường: Vi sinh Emuniv.TS1 (các sản phẩm này là đề tài khoa học cấp Nhà nước do Giáo sư Phạm Văn Ty làm chủ nhiệm); Thứ hai là nhóm phòng và trị các bệnh về gan, tụy: Ưu tiên chọn những chế phẩm có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên; Thứ ba là nhóm phòng trị đường ruột, phân trắng và chậm lớn.

Anh N.V.A đặc biệt lưu ý bệnh chậm lớn, phân trắng do khuẩn vi bào tử trùng (EHP) ký sinh trong đường ruột mà biểu hiện là sưng (hạt gạo) đốt thứ 6, ruột đứt khúc hoăc nặng hơn là gây xoắn ruột (ruột răng cưa). 90% ao nuôi đều chậm lớn mà nguyên nhân chủ yếu là do vi bào tử trùng EHP. Bà con cần hiểu cơ chế nhằm chủ động lựa chọn chế phẩm để khống chế.

Với những kinh nghiệm này, anh N.V.A mong muốn bà con nông dân cùng nhau áp dụng để nhà nào cũng có một vụ mùa bội thu và cùng nhau làm giàu.

BÙI TRUNG

Tôm thẻ chân trắng nuôi theo quy trình sạch được các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thu mua với giá cao. Trong ảnh: Chế biến tôm thẻ tại Công ty Cổ phần chế biến xuất khẩu Tôm Việt. Ảnh: L.D

Theo bà Bùi Thị Huỳnh Hoa, Giám đốc Công ty TNHH Khoa học Việt Đức (TP. Hồ Chí Minh): “Hiện trạng ngành nuôi tôm ở nước ta nói chung và nuôi tôm nước lợ nói riêng đang gặp phải rất nhiều khó khăn. Rủi ro trong nuôi tôm ngày càng cao, do nhiều nguyên nhân như: biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường, giá tôm nguyên liệu giảm… dẫn đến tỷ lệ thành công rất thấp.

Để chủ động đối phó với những yếu tố khách quan, bà con cần lựa chọn hướng đi phù hợp, quy trình nuôi tôm bền vững, độ an toàn cao và tiết kiệm để giảm chi phí sản xuất và tăng tỷ lệ thành công”. Các sản phẩm của Công ty TNHH Khoa học Việt Đức như: Vi sinh Emuniv.TS, BZT-VĐ; Gan thảo dược VĐ-LIVER; bộ sản phẩm khắc phục hiện tượng chậm lớn, phân trắng do vi bào tử trùng: ANTI-EHP, VĐ-CLEAR… được bà con tin tưởng sử dụng. Việt Đức đã hợp tác với các đại lý lớn ở các khu vực nuôi trọng điểm như: Đại lý Thanh Thủy (anh Vui), Đại lý Mỹ Tiên (Đông Hải, Bạc Liêu); Đại lý Tâm Lực (Đầm Dơi, Cà Mau), Đại lý Tùng Thu (Long Phú, Sóc Trăng), Đại lý Bảy Tươi (Cầu Ngang, Trà Vinh)... Qua đó, cung cấp các sản phẩm chất lượng cho bà con nông dân.

Những mô hình nuôi tôm mang lại hiệu quả nhờ vào việc sử dụng các sản phẩm của công ty đã và đang được nhân rộng, góp phần đáng kể vào việc nâng cao năng suất tôm nuôi, giúp người dân làm giàu và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Với việc sử dụng vi sinh đã mở ra triển vọng mới cho nghề nuôi tôm phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường.

Viết bình luận mới
thăm dò ý kiến

Theo bạn, điều gì có thể giữ chân và thu hút người tài vào khu vực công?

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.