Nông Nghiệp - Nông Dân - Nông Thôn
Cách khắc phục ngộ độc phèn cho lúa hè thu
Hiện nay, nông dân trong tỉnh đang bắt tay vào xuống giống vụ lúa hè thu 2020. Để cây lúa phát triển tốt, tránh bị ngộ độc phèn, xin giới thiệu đến bà con nông dân một số cách nhận biết và khắc phục khi lúa bị ngộ độc phèn.
Cây lúa bị ngộ độc phèn. Ảnh: M.Đ
Nguyên nhân: Do vùng có tầng sinh phèn gần mặt đất, nên khi thiếu nước tầng sinh phèn có khả năng gây xì phèn làm lúa bị ngộ độc.
Triệu chứng: Cây lúa lụn dần, bộ rễ có màu vàng nâu, quăn queo, không có rễ mới, vuốt rễ lúa thấy nhám, lá bị vàng và cháy khô ở chóp lá, trên lá có những chấm nâu sét, bị nặng lúa có thể chết.
Biện pháp khắc phục: Lúc làm đất trước khi sạ cần đánh rãnh phèn để tháo xả phèn. Làm mương phèn xung quanh ruộng để ém phèn những lúc tháo nước. Cần bón vôi và phân lân trước khi gieo sạ nhằm cải thiện độ pH của đất và hạ phèn.
Khi lúa bị ngộ độc phèn, cần ngưng ngay bón phân đạm (phân urê). Thay nước mới, tháo xả nước phèn ra khỏi ruộng lúa. Rải vôi cho ruộng lúa với lượng 200kg/ha. Phun phân bón lá có tác dụng làm tăng khả năng chống chịu phèn, mặn, ngộ độc hữu cơ cho cây lúa như: KNO3, Super Humic, Nyro 0.01SL, Comcat 150WP, CaSi… để giúp lúa phục hồi nhanh. Theo dõi ruộng lúa từ 3 - 5 ngày, khi nhổ lúa lên thấy ra rễ trắng là việc cứu lúa đã thành công. Tiếp tục bón phân chăm sóc theo quy trình (bón phân urê, DAP, Kali...) cho cây lúa phục hồi.
M.C (trích tài liệu của Cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh)
- Trao quyết định thăng quân hàm cho quân nhân biên phòng
- Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu: Góp ý Dự án Luật Khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
- Giới thiệu sách về tầm vóc vĩ đại của chiến thắng Điện Biên Phủ
- Công bố Báo cáo Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2024
- Xây dựng 3 kịch bản tăng trưởng kinh tế tỉnh Cà Mau sau hợp nhất