Y tế - Sức khỏe
Một số loại thực phẩm dành cho người mắc bệnh đái tháo đường
Chế độ ăn uống được xem là một trong những biện pháp giúp người mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) cân bằng đường huyết và tránh các biến chứng do bệnh gây ra.
Thực phẩm nên ăn
Rau xanh và trái cây là những nguồn chất xơ, vitamin và khoáng chất tự nhiên dồi dào. Đồng thời, đây cũng là những loại thực phẩm có hàm lượng chất chống oxy hóa và hợp chất phytochemical cao, có công dụng thúc đẩy hệ thống miễn dịch cơ thể. Một số loại rau củ như: mù tạt xanh, củ cải, cải xoăn, bông cải xanh, rau bina... là những loại thực phẩm lý tưởng dành cho người bệnh ĐTĐ. Các thực phẩm này có chứa hàm lượng chất carbohydrat và calo thấp.
Các loại trái cây tươi chứa ít đường như bưởi, cam, quýt, táo… là món ăn cung cấp rất nhiều vitamin tốt cho người mắc bệnh ĐTĐ. Mặc dù một số loại trái cây có thể cung cấp cho bệnh nhân một lượng đường nhất định nhưng đó là loại đường chậm (tức là đường cần phải trải qua quá trình tiêu hóa mới trở thành đường hấp thu vào trong cơ thể) nên sẽ giúp cho lượng đường ở trong máu không quá cao hay quá thấp, đồng thời còn cung cấp thêm chất xơ có ích và chất khoáng chứa vcom giúp kiểm soát lượng đường trong máu.
Bên cạnh đó, người bệnh nên sử dụng các loại thịt nạc, đặc biệt là thịt bò bởi chúng có chứa nhiều axit linoleic tổng hợp (CLA) có khả năng cải thiện chức năng chuyển hóa lượng đường ở trong máu, ngoài ra còn có công dụng chống ung thư. Đặc biệt, nên ăn cá ít nhất 2 lần/tuần: Cá là nguồn cung cấp chất béo và chất đạm thay thế cho thịt rất tốt. Các loại cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá thu rất giàu axit béo (omega-3) không những tốt cho người mắc bệnh ĐTĐ mà còn có lợi ích lớn cho sức khỏe tim mạch. Nên chế biến cá ở dạng hấp, nấu súp, không nên chế biến cá bằng cách chiên rán.
Các thực phẩm không nên ăn
Các loại thực phẩm ngọt, đặc biệt là vị ngọt nhân tạo thì người mắc bệnh ĐTĐ cần kiêng tuyệt đối. Vì ĐTĐ là tình trạng mà cơ thể người bệnh có lượng đường trong máu đã vượt quá ngưỡng giới hạn chỉ số tiểu đường cho phép: bánh ngọt, kẹo, nước ngọt, nước ngọt có gas… và tất cả các thực phẩm ngọt nhân tạo hoặc vị ngọt quá đậm như: mía đường, hoa quả quá ngọt…
Các loại thực phẩm ngọt người mắc bệnh đái tháo đường cần kiêng tuyệt đối. Ảnh: Internet
Riêng tinh bột thì mặc dù đây là một loại thực phẩm không thể thiếu trong mọi bữa ăn nhưng đối với những bệnh nhân ĐTĐ luôn được khuyến cáo rằng không nên ăn nhiều cơm trong mỗi bữa. Người bệnh ĐTĐ cần phải kiêng khá ngặt nghèo, kể cả phở, bún… cũng cần phải hạn chế. Những loại thực phẩm ăn liền như phở - cháo, cần phải kiêng kỵ tuyệt đối vì chúng không hề có lợi cho sức khỏe kể cả đối với người bình thường. Thay vào đó có thể sử dụng gạo lứt, hoặc các loại ngũ cốc có lợi khác.
Cùng với đó cần kiêng các đồ ăn chứa nhiều chất béo có thể khiến tăng cân, khó kiểm soát được đường huyết. Vì thế, người bệnh ĐTĐ nên kiêng các chất béo bão hòa và cholesterol được tìm thấy trong các thực phẩm nguồn gốc từ động vật như thịt mỡ, phủ tạng động vật, lòng đỏ trứng gà, phô-mát, bơ, sữa; thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như sữa dừa, nước cốt dừa, kem... Ngoài ra, nên tránh các loại thực phẩm có chứa chất béo trans như dầu ăn đã chiên đi chiên lại; thực phẩm đóng hộp sẵn như bánh nướng, xúc xích, đồ đông lạnh, bánh ngọt, các loại thức ăn nhanh như mì tôm, khoai tây chiên...
Tú Anh (sưu tầm)
- Vi phạm quy định về quản lý tài sản Nhà nước, 3 bị can đã và đang làm việc tại Công ty Xổ số kiến thiết Bạc Liêu bị khởi tố
- Triển khai phong trào “Bình dân học vụ số” trong Bộ Quốc phòng
- Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh: Thông qua các đề án sắp xếp đơn vị hành chính
- Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam: Tập huấn công tác giảm nghèo tại Bạc Liêu
- Triển khai chỉ đạo của Ban Bí thư về lưu trữ, quản lý tài liệu trong tiến trình sắp xếp tổ chức bộ máy