Y tế - Sức khỏe
Cần tiêm ngừa vắc-xin phòng bệnh cúm
Để giảm nguy cơ mắc cúm, cần tiêm ngừa vắc-xin cúm. Người đã được tiêm ngừa vắc-xin cúm, nếu có mắc cúm sẽ nhẹ hơn, thời gian bị bệnh ngắn hơn và ít tử vong hơn người chưa tiêm ngừa.
Nhân viên y tế theo dõi sức khỏe học sinh có biểu hiện cúm tại TX. Giá Rai. Ảnh: C.K
Hiện nay tại Việt Nam, vắc-xin phòng cúm Vaxigrip có thể phòng ngừa nhiễm vi-rút cúm A/H1N1, cúm A/H3N2 và chủng cúm týp B. Đây là vắc-xin chứa vi-rút cúm bất hoạt, không có khả năng gây bệnh và không gây nên bất kỳ biến cố bất lợi nào cho phôi thai trên phụ nữ mang thai, an toàn và hiệu quả trong các thời điểm của thai kỳ, kể cả khi đang cho con bú sữa mẹ.
Thời điểm tiêm phòng: Vì chủng vi-rút cúm thay đổi hàng năm nên bạn cần tiêm phòng vắc-xin cúm mỗi năm trước khi vào mùa cúm. Nên tiêm vắc-xin cúm càng sớm càng tốt khi có vắc-xin cúm mới của năm đó.
Trẻ em từ 6 tháng tuổi trở lên đều nên tiêm phòng vắc-xin cúm hàng năm. Trẻ em dưới 9 tuổi nên tiêm 2 mũi khi tiêm lần đầu (mũi thứ 2 cách mũi 1 ít nhất 4 tuần). Người lớn và trẻ đã từng chủng ngừa cúm thì mỗi năm tiêm 1 mũi.
Chú ý không nên tiêm phòng cúm: Trẻ dưới 6 tháng tuổi; đã từng có tiền sử dị ứng với tiêm phòng cúm trước đó; dị ứng nghiêm trọng với trứng; hoãn tiêm khi đang bị sốt hoặc mắc các bệnh cấp tính (nên chờ cho đến khi tình trạng tốt hơn mới đi tiêm phòng cúm); từng bị hội chứng Guillian-Barre trong 6 tuần sau khi tiêm cúm.
Trúc Ly (tổng hợp)
Các biện pháp phòng chống cúm
1. Thường xuyên rửa tay với xà phòng dưới vòi nước sạch. Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, nơi ở thông thoáng, hạn chế tiếp xúc với người bệnh.
2. Không sử dụng gia cầm, sản phẩm của gia cầm không rõ nguồn gốc. Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.
3. Ăn chín, uống sôi, sử dụng các biện pháp phòng hộ khi chế biến thực phẩm. Không sử dụng thịt, sản phẩm của gia cầm, động vật bệnh, chết hoặc không rõ nguồn gốc.
4. Khi phát hiện có gia cầm bệnh, chết phải báo ngay cho chính quyền địa phương, đơn vị thú y trên địa bàn và cán bộ y tế.
5. Khi có các biểu hiện cúm như: Sốt, ho, đau ngực, khó thở thì cần đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
6. Người trở về nước từ khu vực có bệnh phải áp dụng các biện pháp phòng bệnh, khai báo tình trạng sức khỏe cho cơ quan y tế địa phương để được theo dõi sức khỏe.
T.L (tổng hợp)
- ĐBQH tỉnh Bạc Liêu thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
- Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4: Mít-tinh hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2025
- Trao tặng 35 bồn chứa và máy lọc nước cho các hộ khó khăn huyện Đông Hải
- Xây dựng hệ thống chính trị tỉnh Cà Mau sau hợp nhất
- Chính thức lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013