Tòa Soạn - Bạn đọc
Tiêu chuẩn và số lượng đại biểu HĐND các cấp
Ngày 19/6/2015, tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIII đã thông qua Luật Tổ chức chính quyền địa phương được. Luật gồm có 8 chương, 143 điều quy định về đơn vị hành chính và tổ chức, hoạt động của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2016, thay thế cho Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân (HĐND) và Ủy ban nhân dân (UBND) năm 2003.
Kỳ họp thứ 14, HĐND tỉnh khóa VIII. Ảnh: K.K
Theo đó, đại biểu HĐND do cử tri ở địa phương bầu ra, là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước HĐND về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình. Với vai trò quan trọng đó, đại biểu HĐND cần đáp ứng 4 tiêu chuẩn: Trung thành với Tổ quốc, nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu; có điều kiện tham gia các hoạt động của HĐND. Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến của nhân dân, được nhân dân tín nhiệm.
Theo Luật, cấp chính quyền địa phương của Việt
Số lượng đại biểu HĐND ở mỗi đơn vị hành chính khác nhau và được bầu dựa trên tổng số người dân trên địa bàn. Đối với HĐND tỉnh không thuộc miền núi, vùng cao; HĐND ở thành phố trực thuộc Trung ương có từ 1 triệu dân trở xuống được bầu 50 đại biểu; có trên 1 triệu dân thì cứ thêm 50 ngàn dân được bầu thêm 1 đại biểu, nhưng tổng số không quá 95 đại biểu.
Đối với HĐND cấp huyện có số lượng đại biểu HĐND cao nhất là 40 đại biểu, cụ thể, đối với huyện không thuộc miền núi, vùng cao, hải đảo có từ 80 ngàn dân trở xuống được bầu 30 đại biểu; có trên 80 ngàn dân thì cứ thêm 10 ngàn dân được bầu thêm 1 đại biểu, nhưng tổng số không quá 40 đại biểu.
Đối với thị xã có từ 70 ngàn dân trở xuống được bầu 30 đại biểu; có trên 70 ngàn dân thì cứ thêm 10 ngàn dân được bầu thêm 1 đại biểu, nhưng tổng số không quá 40 đại biểu. Thành phố thuộc tỉnh có từ 100 ngàn dân trở xuống được bầu 30 đại biểu; có trên 100 ngàn dân thì cứ thêm 10 ngàn dân được bầu thêm 1 đại biểu, nhưng tổng số không quá 40 đại biểu.
Đại biểu HĐND ở cấp xã tối đa không quá 35 đại biểu. Đối với xã, thị trấn không thuộc miền núi, vùng cao và hải đảo có từ 4 ngàn dân trở xuống được bầu 25 đại biểu; có trên 4 ngàn dân thì cứ thêm 2 ngàn dân được bầu thêm 1 đại biểu, nhưng tổng số không quá 35 đại biểu.
Phường có từ 8 ngàn dân trở xuống được bầu 25 đại biểu. Phường có trên 8 ngàn dân thì cứ thêm 4 ngàn dân được bầu thêm 1 đại biểu, nhưng tổng số không quá 35 đại biểu.
Đại biểu HĐND khi không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn của đại biểu HĐND, không còn xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân thì bị HĐND hoặc cử tri bãi nhiệm.
KHÁNH NGỌC (Sở Tư pháp)
- Trao 500 suất học bổng cho học sinh khó khăn nhân sự kiện chào mừng Bạc Liêu - Cà Mau hợp nhất
- Công bố và trao các nghị quyết, quyết định về sắp xếp đơn vị hành chính và kiện toàn bộ máy tỉnh Cà Mau
- Bạc Liêu long trọng họp mặt lãnh đạo qua các thời kỳ trước thềm hợp nhất với Cà Mau
- Treo cờ Tổ quốc chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau
- Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu - Lữ Văn Hùng: Đưa bộ máy mới vận hành hiệu quả, tạo ra những đột phá mới