Phòng chống tham nhũng qua lăng kính pháp lý

Thứ Tư, 28/12/2016 | 16:58

Đấu tranh phòng chống tham nhũng (PCTN) là cuộc đấu tranh nhằm ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái, biến chất của bộ máy cơ quan Nhà nước, đấu tranh với những đối tượng là cán bộ, công chức trong bộ máy cơ quan Nhà nước đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, tham nhũng, chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, người dân nhằm hưởng lợi, làm giàu bất chính. Để công cuộc đấu tranh PCTN đạt hiệu quả, dưới lăng kính pháp lý, cũng còn nhiều vấn đề để bàn.

Quang cảnh hội nghị trực tuyến tổng kết công tác nội vụ năm 2016 tại đầu cầu tỉnh Bạc Liêu. Ảnh: K.P

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng

Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) chỉ rõ “Đảng lãnh đạo chặt chẽ công tác PCTN”. Qua nghiên cứu một số vụ án tham nhũng điển hình cho thấy ở những cơ quan, đơn vị để xảy ra tham nhũng có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân chủ yếu là thiếu sự lãnh đạo sâu sát và sự chỉ đạo kịp thời của cấp ủy đảng cơ sở, buông lỏng công tác bồi dưỡng, giáo dục, kiểm tra và xử lý kỷ luật đảng viên. Chính vì vậy, để góp phần đảm bảo cho công tác đấu tranh PCTN có hiệu quả, trước hết đòi hỏi các cấp ủy đảng phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong từng cơ quan, đơn vị của mình bằng việc ra các nghị quyết, chuyên đề cụ thể hóa công tác đấu tranh PCTN để phổ biến tới tất cả các đảng viên. Việc giới thiệu đảng viên vào giữ các chức vụ liên quan đến điều hành về lĩnh vực kinh tế, quản lý các dự án phải có sự lựa chọn đúng đắn, đề cử người có năng lực, trình độ, có trách nhiệm và có phẩm chất đạo đức tốt nhằm ngăn ngừa hành vi tham nhũng có thể xảy ra. Khi phát hiện có hành vi tham nhũng, cấp ủy đảng phải có biện pháp xử lý kịp thời, không được bao che, gây khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng mà phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để các cơ quan này hoàn thành nhiệm vụ.

Nâng cao chất lượng xử lý các vụ án tham nhũng

Cùng với việc thực hiện cơ chế bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đấu tranh PCTN, phải tăng cường hiệu quả cơ chế quản lý, điều hành của Nhà nước đối với công tác đấu tranh PCTN. Nhà nước, đặc biệt là các cơ quan có chức năng, nhiệm vụ đấu tranh PCTN như thanh tra, công an, viện kiểm sát, tòa án phải có biện pháp chủ động quản lý được tình hình vi phạm, tội phạm tham nhũng để kịp thời phát hiện xử lý, ngăn chặn, khống chế tội phạm về tham nhũng. Các ngành, các cấp cần chấp hành đúng quy định của pháp luật, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành của Nhà nước, đề cao kỷ cương trong quản lý nhà nước. Quản lý kinh tế gắn với cải cách hành chính, cải cách tư pháp, khắc phục cho được những hạn chế làm giảm hiệu quả công tác đấu tranh PCTN.

Để đấu tranh, xử lý có hiệu quả các vụ án tham nhũng, đặc biệt là các tội tham ô tài sản, nhận hối lộ thì cần phải xây dựng, hoàn thiện hệ thống bộ máy các cơ quan, đơn vị chuyên trách phát hiện, điều tra, truy tố và xét xử mạnh cả về số lượng và chất lượng, với đội ngũ cán bộ điều tra viên, kiểm sát viên, thẩm phán được lựa chọn, đào tạo và rèn luyện bảo đảm có năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao, đặc biệt là phải có bản lĩnh nghề nghiệp, đạo đức trong sạch, vững vàng. Thực tiễn hoạt động đấu tranh PCTN cho thấy việc xây dựng, kiện toàn về tổ chức bộ máy các cơ quan, đơn vị chuyên trách đấu tranh PCTN là cơ sở, điều kiện để xây dựng, hoàn thiện và thực hiện cơ chế, chính sách đấu tranh, xử lý có hiệu quả các vụ án tham nhũng, đặc biệt là các tội tham ô tài sản, nhận hối lộ, là nhân tố quan trọng trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng. Ngoài ra, đối với các vụ án tham nhũng, việc phát hiện, xử lý tội phạm phải hiệu quả, xét xử nghiêm minh, trừng trị nghiêm khắc đối tượng phạm tội phải được thực hiện đến nơi đến chốn.

Kim Kim

Viết bình luận mới
thăm dò ý kiến

Theo bạn, điều gì có thể giữ chân và thu hút người tài vào khu vực công?

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.