Tòa Soạn - Bạn đọc
Nhà bị hư hỏng nặng do ảnh hưởng xây dựng công trình cầu, cống
Nhà bị hư hỏng nặng do ảnh hưởng xây dựng công trình cầu cống nhưng không được cơ quan chức năng bồi thường, giải tỏa, di dời theo quy định. Đó là trường hợp của bà Kha Thị Sen (ngụ ấp Nhàn Dân A, xã
Năm 1982, bà Kha Thị Sen có mua của ông Phạm Thanh Bình phần đất (phía Nam giáp Quốc lộ 1A, phía Đông giáp sông Nhàn Dân) để xây dựng nhà máy xay xát lúa gạo và cất nhà cho gia đình sinh sống, làm ăn. Phần đất này đã được UBND huyện Giá Rai (nay là TX. Giá Rai) cấp Giấy CNQSDĐ năm 1991. Quá trình ở đây, gia đình bà Sen đã tu bổ, xây dựng bờ kè bằng bê-tông cốt thép cặp bờ sông để mở rộng phần đất được sử dụng, vừa để phòng chống sạt lở. Khoảng năm 2004, khi có dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 1A, cống Vôi được nâng cấp mở rộng thành cầu Nhàn Dân. Đến năm 2013, cống Nhàn Dân được xây dựng (cách cầu Nhàn Dân về phía Bắc khoảng 100m) để ngăn mặn. Lúc này, mỗi khi con nước lớn, dòng nước chảy qua cống Nhàn Dân đạp thẳng vào phần đất của bà Sen gây lún sụt đất, nhà bị nứt vách… Phát hiện sự việc khác thường, gia đình bà Sen nhiều lần trình báo chính quyền địa phương và cơ quan chức năng yêu cầu lập biên bản, kê biên, thẩm định tài sản và có biện pháp xử lý nhưng không được xem xét giải quyết. Đến nay, căn nhà của bà Sen đã bị hư hỏng nặng, phần đất bị sạt lở, lún sụt đe dọa tính mạng nên 6 nhân khẩu trong gia đình bà Sen phải chia nhau đi tá túc nhà người khác. Không chỉ vậy, căn nhà của con gái bà Sen (xây dựng trên nền nhà máy cũ) ở kế cận cũng có hiện tượng nứt vách tường, lún sụt đất…
Bên trong căn nhà bà Kha Thị Sen đã bị sạt lở lún sụt. Ảnh: M.N
Bà Sen cho biết: Ngày 30/12/2015, sau hơn 2 tháng cán bộ Ban bồi thường giải phóng mặt bằng TX. Giá Rai đến lập biên bản kiểm kê tài sản, sau đó mời bà đến làm việc và trả lời bằng miệng “không bồi thường cho gia đình bà vì nhà cửa bị sụt lún, nứt là đất tự lở chứ không phải dự án làm cống Nhàn Dân”?! Điều này làm bà Sen vô cùng bức xúc vì cho rằng căn nhà và các công trình của gia đình đã được xây dựng trước khi có Luật Đê Điều có hiệu lực từ ngày 1/7/2007. Căn cứ Điều 27 Luật Đê điều; Điều 6, Nghị định 113/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đê điều, trường hợp của bà phải được cơ quan chức năng, trong thời hạn 2 - 5 năm phải lập phương án bồi thường, giải tỏa di dời để đảm bảo tính mạng, tài sản cho người dân. Mặt khác, bà Sen cho rằng cơ quan chức năng không khách quan, công bằng vì hộ ông Nguyễn Văn Chối (cặp phía sau nhà bà Sen) không bị ảnh hưởng nhiều lại được bồi thường, còn hộ bà vì sao không được bồi thường?!
Thiết nghĩ, yêu cầu của bà Sen là chính đáng, cần được cơ quan chức năng quan tâm giải quyết để gia đình bà có điều kiện ổn định cuộc sống.
M.N
- Trao 500 suất học bổng cho học sinh khó khăn nhân sự kiện chào mừng Bạc Liêu - Cà Mau hợp nhất
- Công bố và trao các nghị quyết, quyết định về sắp xếp đơn vị hành chính và kiện toàn bộ máy tỉnh Cà Mau
- Bạc Liêu long trọng họp mặt lãnh đạo qua các thời kỳ trước thềm hợp nhất với Cà Mau
- Treo cờ Tổ quốc chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau
- Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu - Lữ Văn Hùng: Đưa bộ máy mới vận hành hiệu quả, tạo ra những đột phá mới