Chính trị
LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN VỀ DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA HIẾN PHÁP NĂM 2013
TIẾN TỚI ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2025 - 2030
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với cử tri
Cùng bàn luận
BÚA LIỀM VÀNG 2024
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
Sử dụng kinh phí hỗ trợ cho hoạt động ở khóm, ấp theo Nghị quyết 02 của HĐND tỉnh: Mỗi nơi một kiểu!
Nghị quyết 02 ngày 29/7/2011 sửa đổi bổ sung Nghị quyết 29 năm 2010 của HĐND tỉnh khóa VII “về định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên năm 2011” của tỉnh đã quyết định chi hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/tháng cho mỗi khóm, ấp. Tuy nhiên, do không có hướng dẫn cụ thể nên một số nơi đã sử dụng tiền hỗ trợ chưa đúng như chủ trương nêu.
Sử dụng tiền hỗ trợ: tùy theo địa phương!
Nghị quyết này được áp dụng từ tháng 8/2011. Theo đó, tất cả 518 khóm, ấp trong toàn tỉnh đều nhận được số tiền hỗ trợ thêm 1 triệu đồng/tháng. Sau 8 tháng thực hiện nghị quyết, nhìn chung chủ trương này đã phát huy tác dụng tích cực, hầu hết các ấp đều được thụ hưởng kịp thời. Tuy nhiên, do không có hướng dẫn cụ thể nên mỗi nơi sử dụng tiền hỗ trợ theo một cách khác nhau. Ông Nguyễn Công Trường, Chủ tịch HĐND xã Hưng Hội (huyện Vĩnh Lợi), cho biết: “Tùy theo từng ấp, nếu ấp nào cảm thấy năng lực cán bộ (5 chốt) đảm đương được nhiệm vụ thì 1 triệu đồng đó dùng làm kinh phí hoạt động của ấp. Nếu ấp nào năng lực hoạt động còn yếu thì được quyền hợp đồng thêm tối đa 2 chốt nữa sử dụng từ số tiền này để nâng hiệu quả hoạt động”.
Ở huyện Hồng Dân, ông Nguyễn Hoàng Vũ, Bí thư Đảng ủy xã Vĩnh Lộc, cho biết: “Ngay từ tháng 8/2011, xã đã nhận được số tiền này từ huyện chuyển về để cấp cho ấp. Theo hướng dẫn của huyện, số tiền trên chỉ được dùng cho kinh phí hoạt động chung của ấp chứ không được dùng vào mục đích nào khác”.
Còn bà Trương Quyết Liệt, Chủ tịch UBND xã Vĩnh Trạch (TP. Bạc Liêu), cho rằng: “Chủ trương của xã là sử dụng số tiền trên không cố định theo một cách nào cả. Nghĩa là, ấp có quyền hợp đồng thêm lao động hoặc bồi dưỡng thêm một ít tiền cho các chốt cũ mà không cần mở chốt mới hoặc đưa vào kinh phí hoạt động chung làm sao phục vụ cho ấp hoạt động hiệu quả là được”.
![]() |
Cán bộ cơ sở (phường 3, TP. Bạc Liêu) tham gia giải quyết một vụ mâu thuẫn hôn nhân gia đình trên địa bàn. Ảnh: M.N |
Bà Lê Hồng Thu, Ủy viên Thường trực HĐND tỉnh, cho biết mục đích hỗ trợ kinh phí theo Nghị quyết này là nhằm động viên cán bộ cơ sở hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình trước một khối lượng công việc khá lớn. Sở dĩ tỉnh không hướng dẫn sử dụng số tiền hỗ trợ theo một cách cố định là nhằm tạo cơ chế thoáng cho cơ sở, vì tình hình thực tế mỗi nơi có sự khác nhau. Nhưng có một cách bắt buộc là việc chi tiêu số tiền này phải thông qua các thành viên trong Ban nhân dân khóm, ấp. Và trên thực tế, việc chi tiêu số tiền này ở nhiều nơi chỉ do Bí thư chi bộ hoặc Trưởng ấp, khóm đơn phương quyết định nên nguy cơ nảy sinh tiêu cực là khó tránh khỏi.
Từ thực tế trên cho thấy, cần thiết phải có hướng dẫn của cấp trên một cách rõ ràng. Trong đó, cần phải kiểm tra, giám sát nhiều hơn để kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh nhằm mục đích phát huy tiền hỗ trợ này đúng với ý nghĩa của nó như một nguồn động viên, sự trợ lực (mặc dù không lớn) cho chính quyền cơ sở hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ.
HỮU DUYÊN
- Trao giải thưởng văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
- Kỷ niệm 10 năm thành lập Quỹ Khuyến học Võ Văn Kiệt tỉnh Bạc Liêu
- Nghị quyết 68: Vận hội mới cho kinh tế tư nhân bứt phá
- Những bài học “soi lối” cho báo chí cách mạng phát triển đúng hướng
- Bế mạc Giải vô địch cầu lông các CLB tỉnh Bạc Liêu năm 2025