Quốc tế

Kinh tế thế giới: Đã hết “ngủ đông”?

Thứ Tư, 03/06/2020 | 16:43

Tăng trưởng kinh tế thế giới tiếp tục chịu những tác động nặng nề từ dịch bệnh COVID-19. Hầu hết các nền kinh tế chủ chốt tiếp tục gặp nhiều khó khăn, đặc biệt Mỹ và các nước châu Âu. Các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội, đóng cửa biên giới... ở nhiều quốc gia đã khiến các hoạt động kinh tế bị đình trệ.

Một nhà máy sản xuất ô tô ở Ấn Độ, điển hình cho các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển, có mức tăng trưởng tốt. Ảnh minh họa: BLOOMBERG
Tình trạng suy thoái của các hoạt động kinh tế trên toàn thế giới đặc biệt nghiêm trọng đối với các ngành dịch vụ. Rất nhiều ngành công nghiệp đã gần như ngừng hoạt động vì các biện pháp cách ly của Chính phủ và sự sụt giảm nhu cầu.

Giá hàng hóa thế giới biến động mạnh, đặc biệt là giá dầu đã góp phần tạo ra bất ổn về tài chính, gây thiệt hại nặng nề, đặc biệt là với các nước xuất khẩu. Từ cuối tháng 4/2020, khi dịch bệnh có dấu hiệu được kiểm soát, nhiều quốc gia bắt đầu nới lỏng phong tỏa và cách ly xã hội. Đồng thời, các chính phủ đã liên tiếp đưa ra các gói kích thích và hỗ trợ nhằm giúp nền kinh tế hoạt động bình thường trở lại.

Các số liệu được công bố đến nay đã cho thấy tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19 đến nền kinh tế thế giới. Tháng 5/2020, Ủy ban châu Âu dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 giảm 3,5% trong năm 2020 (so với dự báo tăng 3,0% trong báo cáo trước đó). Chỉ số PMI tổng hợp toàn cầu thế giới tháng 4/2020 giảm xuống mức thấp kỷ lục 26,2 điểm, từ mức 39,2 điểm của tháng 3/2020.

Đối với nền kinh tế lớn nhất thế giới, chỉ số PMI ngành chế biến chế tạo của Mỹ sụt giảm mạnh từ 48,5 điểm trong tháng 3/2020 xuống còn 36,1 điểm trong tháng 4/2020 - thấp nhất trong 11 năm. Khu vực châu Âu giảm mạnh, số liệu công bố mới đây từ Eurostat cho thấy GDP của khu vực EU và Eurozone quý 1/2020 lần lượt suy giảm ở mức 3,8% và 3,3%. Thị trường tài chính tiền tệ thế giới biến động mạnh. Hầu hết các ngân hàng trung ương ở nhiều quốc gia và các tổ chức tài chính quốc tế đang nỗ lực giải ngân các gói cứu trợ lớn nhằm hỗ trợ các nền kinh tế đang bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Ngân hàng Trung ương châu Âu tiếp tục nới lỏng tài chính khi chấp nhận các khoản vay ngoại. Tương tự, Ngân hàng Trung ương Anh tiếp tục các chính sách nới lỏng tiền tệ, giữ nguyên lãi suất cơ bản thấp kỷ lục ở mức 0,1%. Ngân hàng Trung ương Nhật Bản tuyên bố sẽ tiếp tục duy trì và sẽ nới lỏng tiền tệ ngay lập tức khi cần thiết để phục hồi nền kinh tế.

H.L.K (tổng hợp từ nguồn ĐCSVNO)

Viết bình luận mới
thăm dò ý kiến

Theo bạn, điều gì có thể giữ chân và thu hút người tài vào khu vực công?

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.