Du lịch
Đề xuất giải pháp bảo tồn nhãn cổ gắn với phát triển du lịch
(BL-HT) Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, chiều 8/4, Sở KH-ĐT phối hợp với các đơn vị hữu quan như: Sở VH-TT&DL, Sở NN&PTNT, Sở Tài chính, Sở LĐ-TB&XH tổ chức hội nghị đánh giá kết quả thực hiện đề án “Bảo tồn nhãn cổ trên địa bàn TP. Bạc Liêu gắn với phát triển du lịch từ năm 2012 - 2016”.
Tính đến nay, đề án có sự tham gia của 50 hộ dân trồng nhãn thuộc 2 xã Hiệp Thành và Vĩnh Trạch Đông (TP. Bạc Liêu) với tổng số 1.165 gốc nhãn, dịện tích 116.187m2. Theo đó, Sở VH-TT&DL - chủ đầu tư dự án đã phối hợp với Viện Cây ăn quả miền Nam tổ chức đoàn khảo sát, đánh giá thực trạng nhãn cổ, lập hồ sơ, bản đồ khoanh vùng, chuyển giao công nghệ cấy ghép để bảo tồn. Đồng thời, tiến hành hỗ trợ kinh phí cho 47 hộ dân để chăm sóc, bảo tồn nhãn cổ. Kết quả, hầu hết gốc nhãn cổ đều được chăm sóc, bảo tồn khá tốt, chỉ giảm 89 gốc nhãn do già cỗi, người dân chuyển đổi phương thức canh tác, xây nhà ở...
Mặc dù, đề án đã góp phần bảo tồn số lượng lớn nhãn cổ, hạn chế tối đa tình trạng chặt phá nhãn nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả như mong muốn. Do đó, các đơn vị thực hiện đề án đã đề xuất nhiều giải pháp tiếp tục bảo tồn nhãn cổ như: tăng cường kinh phí hỗ trợ cho người dân trồng nhãn, xây dựng phương án cấy ghép hoặc thay thế những giống nhãn có hiệu quả kinh tế cao trong diện tích đề án để tăng thu nhập cho người dân, xây dựng thí điểm mô hình nuôi ong mật, sản xuất rượu nhãn, đầu tư các loại hình phục vụ du lịch gắn với nhãn cổ.
- Trao 500 suất học bổng cho học sinh khó khăn nhân sự kiện chào mừng Bạc Liêu - Cà Mau hợp nhất
- Công bố và trao các nghị quyết, quyết định về sắp xếp đơn vị hành chính và kiện toàn bộ máy tỉnh Cà Mau
- Bạc Liêu long trọng họp mặt lãnh đạo qua các thời kỳ trước thềm hợp nhất với Cà Mau
- Treo cờ Tổ quốc chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau
- Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu - Lữ Văn Hùng: Đưa bộ máy mới vận hành hiệu quả, tạo ra những đột phá mới