Chính trị
TIẾN TỚI ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2025 - 2030
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với cử tri
Cùng bàn luận
BÚA LIỀM VÀNG 2024
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
Giúp người trẻ giữ gìn di sản văn hóa dân tộc
Ngày 24/2/2005, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 36/2005/QĐ-TTg về việc hàng năm lấy ngày 23/11 là Ngày Di sản văn hóa Việt Nam, nhằm phát huy truyền thống và ý thức trách nhiệm của những người làm công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam, động viên các tầng lớp xã hội tham gia tích cực vào sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc.
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ xác định 5 yêu cầu của Ngày Di sản văn hóa Việt Nam là: Giáo dục truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc, ý thức trách nhiệm bảo vệ di sản văn hóa trong toàn dân; Tăng cường ý thức trách nhiệm, niềm tự hào của những người làm công tác bảo vệ, giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Một nhóm bạn trẻ là sinh viên năm cuối Trường đại học Bạc Liêu sau khi làm một vòng tham quan một số di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn thành phố Bạc Liêu đã bày tỏ sự thán phục trước những bề dày lịch sử, văn hóa tỉnh nhà. Những kiến thức mà các bạn có được sau chuyến đi dù không nhiều, nhưng rõ ràng đã có tác dụng khi bồi đắp thêm lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và thôi thúc ý thức giữ gìn những giá trị truyền thống tốt đẹp của quê hương.
Bạc Liêu là một trong những địa phương sở hữu một di sản văn hóa phi vật thể của thế giới - nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ. Di sản này trước hết là của dân tộc và trách nhiệm giữ gìn di sản là của mỗi người Việt Nam, trong đó đặc biệt là những người trẻ vùng đất Nam bộ. Không chỉ phải biết, những người trẻ còn phải hiểu và yêu để bảo vệ những di sản văn hóa đó trường tồn mãi với thời gian. Bởi vì, chỉ khi yêu thì người ta mới thể hiện hết trách nhiệm của mình bằng sự tâm huyết cao độ. Muốn vậy, những người đi trước hôm nay phải giúp và bồi đắp cho người trẻ ngày mai tình yêu với mỗi di sản văn hóa của dân tộc. Mỗi di tích lịch sử, văn hóa, dù có được công nhận là di sản văn hóa của thế giới hay không thì cũng đều là kết tinh của trí tuệ, tâm hồn người Việt từ bao đời nay. Phải tạo ra sự gắn kết giữa quá khứ với hiện tại và tương lai bằng những bài học lịch sử sinh động, những hoạt động ngoài giờ hấp dẫn ở những khu di tích để tăng cường kiến thức và trách nhiệm của bạn trẻ. Có như thế, di sản văn hóa Việt Nam mới có thể được các thế hệ tiếp nối lưu giữ trọn vẹn!
N.L