Văn hóa - Nghệ thuật
Sự lễ phép và lời cảm ơn
Chập tối, cậu bé bán vé số độ chừng 11 - 12 tuổi mời khách mua vài tờ số. Vài người khách trả lời rằng không mua, vài người lắc đầu từ chối. Mặc dù chưa bán được vé nào, cậu bé vẫn lễ phép trả lời: “Dạ con cảm ơn”. Đó là một trong những lời cảm ơn lễ phép nhất mà tôi được nghe từ một cậu bé nghèo còn nhỏ tuổi.
Thái độ lễ phép của em bán vé số. Ảnh minh họa: T.N
Thấy vậy, một người khách vốn đã từ chối lời mời mua vé số (vì đã mua trước đó rồi) gọi em trở lại và mua cho em vài tờ, bởi thương sự lễ phép, lịch thiệp của em.
Lời cảm ơn và lời xin lỗi là những câu nói văn hóa, thể hiện hành vi lịch sự trong các mối quan hệ xã hội, cộng đồng. Nói lời cảm ơn đồng nghĩa với việc thể hiện sự tôn trọng người khác và biết quý trọng sự giúp đỡ của người khác đối với mình. Đây là biểu hiện của một lối sống văn hóa, lịch sự và giàu ý thức tự trọng. Tôi vẫn luôn tin rằng, sự lịch sự, được giáo dục tốt không chỉ thể hiện bằng học hàm, học vị, bằng cấp mà còn ở những cư xử văn hóa trong cuộc sống hằng ngày. Như câu chuyện về cậu bé bán vé số tôi vừa kể chẳng hạn. Có thể em nghèo, em không được đi học đầy đủ như các bạn đồng trang lứa, nhưng việc em lễ phép và được giáo dục tốt là điều ai cũng thấy.
Tuy nhiên, bên cạnh những lời cảm ơn, hành động văn hóa thì vẫn có những hình ảnh chưa đẹp tại các quán, địa điểm công cộng như chèo kéo mua đồ ăn vặt hay mời mua vé số dai dẳng, hát rong kết hợp bán kẹo kéo gây ồn ào, mất trật tự, làm phiền đến người khác cần được xử lý dứt điểm.
BÙI TUYẾT
- Giải Bi sắt vô địch đồng đội quốc gia năm 2025: Bạc Liêu đoạt Huy chương Đồng nội dung đồng đội kỹ thuật nam
- Xây dựng mô hình thí điểm sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp ở Hợp tác xã Hồng Phát
- Đẩy mạnh bình đẳng giới vùng dân tộc thiểu số
- Kiểm tra công tác chuẩn bị đại hội Đảng bộ các đơn vị xã mới thuộc huyện Hòa Bình
- Tọa đàm “Báo chí Cách mạng Cà Mau - Những chặng đường lịch sử vẻ vang”