Hướng mở cho văn hóa đọc

Thứ Sáu, 22/10/2021 | 17:17

Nhiều giải pháp thực thi có thể xem là hướng mở cụ thể cho việc phát triển văn hóa đọc trong thời gian tới, đó là cốt lõi của Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (gọi tắt là Đề án).

Đề án được ban hành dựa trên cơ sở Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã ban hành trước đó.

Học sinh đọc sách tại Thư viện tỉnh (ảnh chụp trước khi dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên địa bàn). Ảnh: H.T

Khẳng định tầm quan trọng

Học từ sách và duy trì thói quen đọc sách hàng ngày, dường như đã trở thành điều xa xỉ đối với nhiều người trong thời đại 4.0 hiện nay. Bởi, thay vì đọc một quyển sách khá nhạt nhẽo đối với những người không thích sách (bởi sách chỉ có giấy, mực in và thỉnh thoảng xuất hiện một vài hình ảnh) thì người ta có thể tìm thấy cả thế giới trên một màn hình điện thoại, máy tính bảng, máy vi tính trong nhà hay phòng làm việc.

Thế nhưng, nếu ai đã hiểu vai trò của sách và tự tạo cho mình thói quen đọc sách từ nhỏ, thì sách hơn cả một người bạn, mà là một người bạn hữu ích cho cuộc sống, học tập và lao động. Sách vừa cung cấp kiến thức, vừa chứa đựng những bài học về đạo đức, kỹ năng sống. Sách nuôi dưỡng đời sống tâm hồn và mở mang trí tuệ nếu người đọc biết cách trân trọng giá trị của sách.

Khơi dậy tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc chính là nhiệm vụ đầu tiên mà Đề án đề cập. Cụ thể là làm sao thông qua các giải pháp trong Đề án có thể  nâng cao nhận thức của toàn xã hội về ý nghĩa của việc phát triển văn hóa đọc, khơi dậy lòng yêu sách, ham đọc sách, góp phần nâng cao dân trí. Bằng những phần việc cụ thể, đề án định hướng cho người dân tùy thuộc vào trình độ dân trí, nghề nghiệp và điều kiện sống để tiếp cận thông tin, tri thức phù hợp, hữu ích nhất cho cuộc sống; tạo động lực thúc đẩy sự hình thành con người mới, có trí tuệ, có bản sắc, truyền thống văn hóa, linh hoạt, bản lĩnh, tự tin để có thể thích ứng với sự phát triển của xã hội trong tình hình mới.

Đầu tư cho văn hóa đọc

Đầu tư cho văn hóa đọc, không chỉ là đầu tư hệ thống thư viện truyền thống, bởi hiện nay, với tiện ích của công nghệ số, mạng xã hội, công nghệ thông tin hoàn toàn có thể “hỗ trợ” cho văn hóa đọc và thói quen, sở thích đọc sách, nghiên cứu, tra tìm tư liệu phục vụ cho công việc, học hành…

Chính vì vậy, Đề án đặt ra mục tiêu 100% thư viện cấp huyện, thị xã sẽ được đầu tư trụ sở khang trang, trang thiết bị đồng bộ và thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thư viện. 100% thư viện tỉnh, 50% thư viện cấp huyện, thị xã, 50% thư viện cấp xã tổ chức cung cấp dịch vụ truy cập Internet miễn phí để người dân được tiếp cận với thông tin, tri thức, phục vụ nhu cầu học tập, nâng cao hiểu biết và các nhu cầu khác. Duy trì, nâng cấp trang thông tin điện tử thư viện, số hóa 70% tài liệu địa chí đưa vào cơ sở dữ liệu, hoàn thiện và phát triển hạ tầng số, dữ liệu số, triển khai liên thông, chia sẻ tài nguyên và sản phẩm thông tin thư viện theo chức năng, nhiệm vụ… Đầu tư, bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị phải song hành với kiện toàn, nâng cao năng lực bộ máy, đội ngũ người làm công tác thư viện; 70% người làm công tác thư viện được đào tạo và đào tạo lại, cập nhật các kiến thức, kỹ năng vận hành thư viện hiện đại và đến năm 2030 phải đạt 100%.

Để đạt được mục tiêu trên, Đề án cũng đề ra những nhiệm vụ như: Quán triệt sâu rộng trong cán bộ, công chức, viên chức và Nhân dân về chủ trương xây dựng và phát triển văn hóa đọc; đẩy mạnh công tác tuyên truyền về quản lý, đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của toàn hệ thống thư viện công cộng trên địa bàn tỉnh để từng bước hiện đại hóa, đa dạng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu đọc ngày càng cao, đa dạng của mọi tầng lớp nhân dân…; việc triển khai thực hiện Đề án văn hóa đọc phải đi vào chiều sâu, rộng, với nhiều hình thức phong phú, hiệu quả hứa hẹn tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với thông tin và tri thức dễ dàng, thuận tiện và bình đẳng.

Xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc sách trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là thanh thiếu niên, học sinh - sinh viên; cải thiện môi trường đọc có ý nghĩa quan trọng góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách, tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh trong con người, xã hội Việt Nam, đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập.

CẨM THÚY

Viết bình luận mới
thăm dò ý kiến

Theo bạn, điều gì có thể giữ chân và thu hút người tài vào khu vực công?

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.