HOẠT ĐỘNG LÃNH ĐẠO
Sơ kết 3 năm triển khai Đề án xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước
Chiều 13/9, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá kết quả 3 năm triển khai Đề án xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước (gọi tắt là Đề án 214). Dự hội nghị có các đồng chí: Lữ Văn Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH, Chủ tịch HĐND tỉnh; Huỳnh Quốc Việt - Ủy viên dự khuyến Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Phạm Văn Thiều - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các cục, vụ thuộc Bộ NN&PTNT; các viện, trường; lãnh đạo các sở, ban, ngành và các địa phương trong tỉnh; các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực sản xuất giống, nuôi và chế biến tôm.
Chủ tọa hội nghị sơ kết 3 năm triển khai Đề án Xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Văn Thiều cho biết: Qua 3 năm thực hiện Đề án 214, tỉnh đã đạt được nhiều thành quả quan trọng và có thể khẳng định việc “xây dựng Bạc Liêu trở thành trung tâm công nghiệp tôm của cả nước” là mục tiêu khả thi và có ý nghĩa to lớn cả về trước mắt lẫn lâu dài. Đặc biệt là trong năm 2023 vừa qua, tổng sản lượng nuôi trồng và khai thác của Bạc Liêu đạt trên 500 ngàn tấn, trong đó tôm đạt gần 250 ngàn tấn. Toàn tỉnh đã có 25 tổ chức và hơn 800 cá nhân nuôi tôm siêu thâm canh với diện tích gần 7.000ha, trong đó có nhiều mô hình nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao hàng đầu cả nước. Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND tỉnh, bên cạnh nhựng kết quả khả quan, việc triển khai thực hiện đề án những năm qua còn nhiều khó khăn, thách thức như: ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, dịch bệnh trên tôm và giá cả thị trường không ổn định... đã ảnh hưởng tiêu cực đến ngành tôm. Vì vậy, hội nghị này là dịp để đánh giá những kết quả đạt được, những mặt chưa được, đề ra các nhiệm vụ, giải pháp trong những năm tới. Qua đó, giúp tỉnh sớm hoàn thành nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ giao là trở thành trung tâm ngành công nghiệp tôm cả nước và đạt chỉ tiêu xuất khẩu tôm của tỉnh đến năm 2025 là 1,3 tỷ USD.
Tại hội nghị, các đại biểu đã tham luận, nêu lên các ý kiến phân tích về thực trạng, những khó khăn, thách thức đối với ngành tôm; đồng thời đề xuất các giải pháp để đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả hơn Đề án 214 trong thời gian tới.
Các đại biểu tham quan khu trưng bày mô hình nuôi tôm siêu thâm canh tuần hoàn nước trước khi vào nội dung hội nghị.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy - Lữ Văn Hùng đã ghi nhận các ý kiến tâm huyết, sâu sắc của các đại biểu, nhất là phân tích rõ các khó khăn, đánh giá đúng thực trạng ngành tôm Bạc Liêu hiện nay, cũng như đưa ra những ý tưởng, giải pháp xử lý, giúp ngành tôm Bạc Liêu phát triển bền vững. Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đề nghị sắp tới, các sở, ngành, địa phương trong tỉnh phải đánh giá đúng tình hình thực tế của địa phương, đơn vị để thực hiện tốt các chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra và thực hiện hoàn thành các mục tiêu của Đề án 214. Ngành Nông nghiệp và các sở, ngành liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ được giao, rà soát các nhiệm vụ của ngành để thực hiện hỗ trợ người nuôi tôm về hạ tầng lưới điện, tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, chuyển giao kỹ thuật, trong quy trình nuôi, xử lý môi trường, xúc tiến thương mại, tạo điều kiện để các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực ngành tôm của tỉnh...
Phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Văn Thiêu đã tiếp thu ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy và ghi nhận các ý tưởng, các giải pháp đề xuất của các đại biểu. Đồng thời, đề nghị các cấp, các ngành của tỉnh chủ động, phối hợp thực hiện và bám sát mục tiêu, giải pháp để tổ chức triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ được giao. Chủ tịch UBND tỉnh cũng giao nhiệm vụ cụ thể cho các sở, ngành và các địa phương thực hiện trong thời gian tới như: Bố trí kinh phí cho các dự án ưu tiên phù hợp với thực tế địa phương thực hiện các chương trình, dự án nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản, bảo vệ môi trường; Hỗ trợ, hướng dẫn và phối hợp với địa phương quản lý chặt chẽ vấn đề môi trường trong nuôi trồng thủy sản; Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xuất khẩu tôm, để tăng kim ngạch, phấn đấu đạt 1,3 tỷ USD vào năm 2025; Tập trung chỉ đạo nâng cao hiệu quả công tác lý nhà nước về quy hoạch khu vực nuôi ứng dụng công nghệ cao... Quyết tâm thực hiện đạt các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án 214.
Tin, ảnh: L.D - C.L
- Trị bệnh “sợ trách nhiệm” trong quản lý, thực thi công vụ
- Khai mạc Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
- Những điểm mới của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ
- Chính sách hỗ trợ đất đai cho người dân tộc thiểu số
- Chỉ thị chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước