Du lịch
Đến Huế, viếng đền thờ “Ông già Bến Ngự”
Phan Bội Châu là một trí sĩ yêu nước, nhà tư tưởng lỗi lạc, đồng thời ông còn là nhà thơ, nhà văn nổi tiếng của Việt Nam đầu thế kỷ 20. Sau nhiều năm bôn ba hải ngoại tìm đường giải phóng dân tộc, năm 1925, Phan Bội Châu bị thực dân Pháp bắt ở Thượng Hải (Trung Quốc), sau đó chúng lén lút đưa ông về Hà Nội. Ở Huế hiện có nhiều di tích lịch sử văn hóa liên quan đến cuộc đời và sự nghiệp của danh nhân Phan Bội Châu…
![]() |
Đoàn thị trưởng thành phố Fukuroi (Nhật Bản) chụp ảnh lưu niệm trước tượng cụ Phan Bội Châu (tỉnh Thừa Thiên - Huế). Ảnh: B.T |
Có thể nói, thành phố Huế là nơi trí sĩ Phan Bội Châu đặt những bước chân đầu tiên trên con đường vận động cứu nước và cũng là nơi ông đã trải qua những năm tháng cuối đời. Đến viếng Đền thờ Phan Bội Châu, lòng chúng tôi không khỏi bùi ngùi, luyến tiếc, tưởng nhớ đến cụ Sào Nam khi được tận mắt chứng kiến ngôi nhà lá với những vật dụng thô sơ - nơi cụ đã sống trọn những năm tháng cuối đời đầy thiếu thốn, chật vật. Nghe thuyết minh viên kể lại những câu chuyện cảm động về cụ Phan, về những người anh em đã cùng cụ đồng cam cộng khổ, về hai con vật trung thành được cụ chôn cất chu đáo và viết cả văn tế… để nghe lòng mình nằng nặng và khóe mắt cay xè.
Chút vết tích còn lưu lại của “Ông già Bến Ngự” tại cố đô đang được nhiều thế hệ người dân Huế ra sức bảo tồn và gìn giữ như trân trọng, nâng niu một viên ngọc vô giá mà lịch sử đã trao tặng.
Mai Khôi
- Trao 500 suất học bổng cho học sinh khó khăn nhân sự kiện chào mừng Bạc Liêu - Cà Mau hợp nhất
- Công bố và trao các nghị quyết, quyết định về sắp xếp đơn vị hành chính và kiện toàn bộ máy tỉnh Cà Mau
- Bạc Liêu long trọng họp mặt lãnh đạo qua các thời kỳ trước thềm hợp nhất với Cà Mau
- Treo cờ Tổ quốc chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau
- Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu - Lữ Văn Hùng: Đưa bộ máy mới vận hành hiệu quả, tạo ra những đột phá mới