Đồng hành cùng nhà nông
Kỹ thuật ương vèo tôm giống nuôi xen canh lúa
Khi thực hiện vụ lúa - tôm, hầu hết nông dân áp dụng mô hình một vụ tôm, một vụ lúa xen canh kết hợp nuôi tôm càng xanh, tôm sú trong ruộng lúa. Điều đặc biệt của mô hình lúa - tôm là không dùng thuốc thú y thủy sản trị bệnh cho tôm mà sử dụng biện pháp sinh học. Cây lúa cũng không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật vì vậy mô hình cho ra sản phẩm lúa thơm, tôm sạch.
Nông dân vèo tôm trong ao lót bạt. Ảnh: M.Đ
Ngành chức năng trong tỉnh khuyến cáo người nuôi tôm khi mua tôm giống (tôm sú, tôm càng xanh) về nên ương vèo rồi mới thả nuôi hoặc tôm nhỏ đưa xuống mương.
Ương vèo tôm giống là hình thức giúp tôm con lớn hơn, khỏe mạnh hơn, thích nghi với môi trường trước khi thả ra ao nuôi, giúp hạn chế được các rủi ro do dịch bệnh, lúc tôm còn nhỏ. Trước khi tiến hành thả giống, người nuôi nên kiểm tra các thông số cơ bản như: độ mặn, pH (từ 7,5 - 8,5), độ kiềm (khoảng 90 - 120) là phù hợp. Mật độ thả giống có thể dao động từ 500 - 1.000 con/m2 đối với ương vèo tôm giống trong lưới. Ương vèo tôm giống bằng ao nổi, ao lót bạt, mật độ ương từ 1.000 - 3.000 con/m2. Khi vèo mật độ dày, bà con phải chạy máy sụt oxy nhằm tăng lượng oxy cho tôm.
Khi vèo tôm cần cho tôm ăn thức ăn công nghiệp. Tùy sức ăn của tôm, mỗi ngày có thể tăng thêm lượng thức ăn. Hằng ngày bà con cần kiểm tra và làm sạch bùn bẩn bám xung quanh đáy lưới vèo hoặc ao vèo, kiểm tra và xử lý các lỗ thủng ở lưới để tránh việc tôm đi ra ngoài vèo. Thời gian vèo tôm giống thường từ 15 - 30 ngày, khi tôm đạt chiều dài 1,8 - 2,5cm thì bà con có thể thả tôm ra nuôi.
Nhật Minh (trích tài liệu Khuyến nông)
- Trị bệnh “sợ trách nhiệm” trong quản lý, thực thi công vụ
- Khai mạc Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
- Những điểm mới của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ
- Chính sách hỗ trợ đất đai cho người dân tộc thiểu số
- Chỉ thị chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước