Đồng hành cùng nhà nông
Không nên lãng phí các phế phẩm nông nghiệp!
Một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nông thôn lâu nay có việc nông dân đã lãng phí các phế phẩm thải ra từ sản xuất nông nghiệp. Điều đó không chỉ gây tác động xấu đến môi trường sản xuất, mà còn làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
![]() |
Nông dân thải rơm xuống kênh nội đồng ở huyện Phước Long. Ảnh: Kim Trung |
Thực trạng trên cho thấy, nông dân chưa khai thác hay sử dụng nguồn phế phẩm một cách hiệu quả. Sự lãng phí ấy chẳng khác nào đem tiền bỏ xuống sông. Bởi, rơm có thể ủ làm nấm, phủ giồng phục vụ trồng màu; hay cây rau cần có thể tận dụng làm thức ăn cho gia súc, gia cầm; còn vỏ cây, mạt cưa có thể tận dụng làm chất đốt, nhằm giảm một phần chi phí từ sử dụng lò dầu hỏa, gas... Việc tận dụng các phế phẩm trên hoàn toàn không khó, và hầu như các kiến thức này đã được ngành Nông nghiệp chuyển giao cho nông dân.
Sự lãng phí các phế phẩm này ngoài việc gây ô nhiễm môi trường, còn kéo theo hàng loạt bất cập khác. Như hệ thống kênh thủy lợi - thủy nông nội đồng bị bồi lắng nhanh; rồi người nông dân lại sử dụng ngay nguồn nước chính mình gây ô nhiễm để phục vụ sản xuất, sinh hoạt.
Theo Hai Lúa, ngành Nông nghiệp và các địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, chuyển giao các mô hình, kỹ thuật sản xuất mới để giúp nông dân tận dụng, khai thác có hiệu quả nguồn lợi này, chớ bỏ đi hoài thì lãng phí lắm!
Hai Lúa
- Trao 500 suất học bổng cho học sinh khó khăn nhân sự kiện chào mừng Bạc Liêu - Cà Mau hợp nhất
- Công bố và trao các nghị quyết, quyết định về sắp xếp đơn vị hành chính và kiện toàn bộ máy tỉnh Cà Mau
- Bạc Liêu long trọng họp mặt lãnh đạo qua các thời kỳ trước thềm hợp nhất với Cà Mau
- Treo cờ Tổ quốc chào mừng sự kiện hợp nhất tỉnh Bạc Liêu và tỉnh Cà Mau
- Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu - Lữ Văn Hùng: Đưa bộ máy mới vận hành hiệu quả, tạo ra những đột phá mới