Đồng hành cùng nhà nông
Cách nhận biết gia cầm nhiễm cúm A/H5N1
* BIỂU HIỆN BỆNH
- Đối với gà: Ủ rũ, xù lông, bỏ ăn, sốt cao, thở khó. Bệnh phát nhanh và tỷ lệ chết rất cao. Miệng chảy nhiều nước dãi, chảy nước mũi; da, đầu màu tím bầm. Đầu, tích sưng, xung quanh mí mắt phù thủng, một số con có triệu chứng thần kinh, co giật; vùng da ức và đầu có xuất huyết.
- Đối với vịt: Ủ rũ, bỏ ăn. Trong miệng có nhiều dịch nhờn; phân loãng màu trắng, xanh; mắt kéo mây màu trắng đục. Vịt có triệu chứng thần kinh, hai chân co giật, ngoẹo đầu, bơi quay tròn dưới nước.
* BIỆN PHÁP PHÒNG BỆNH:
Phải chọn giống gia cầm tốt, biết rõ nguồn gốc. Thực hiện đúng quy trình tiêm phòng vắc-xin. Thực hiện tốt việc vệ sinh, chăm sóc, nuôi dưỡng gia cầm. Thường xuyên quét dọn, thu gom phân, đem chôn hoặc đốt cháy chất độn chuồng để giữ chuồng trại sạch sẽ. Định kỳ sát trùng dụng cụ chăn nuôi, chuồng trại và khu vực xung quanh; hạn chế người và động vật khác tiếp xúc với gia cầm. Khi thời tiết thay đổi nên sử dụng vitamin pha nước cho gia cầm uống liên tục 3 - 5 ngày để tăng sức đề kháng…
M.C
(trích tài liệu của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh)
- Ra quân cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, bảo vệ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
- Chuẩn y Phó Bí thư Huyện ủy Đông Hải
- Tập huấn nghiệp vụ công tác hòa giải ở cơ sở và chuẩn tiếp cận pháp luật năm 2024
- Quay hình cho các chương trình về văn hóa, ẩm thực Bạc Liêu phát trên Đài Truyền hình Việt Nam
- Bế mạc Kỳ họp thứ 21, HĐND khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026