Doanh Nghiệp - Doanh nhân

Bạc Liêu: kinh tế biển trở thành động lực phát triển toàn diện

Thứ Hai, 06/12/2021 | 15:32

Kinh tế biển đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của một quốc gia, trong đó có Việt Nam. Vùng ĐBSCL có 7 tỉnh thành ven biển, trong đó có Bạc Liêu, địa phương sở hữu bờ biển dài 56km, diện tích ngư trường rộng lớn gần 40.000 km2 và 4 cửa sông lớn tạo điều kiện thuận lợi cho nghề khai thác và đánh bắt thủy, hải sản …

Tầm quan trọng của kinh tế biển

Đối với Việt Nam, phát triển kinh tế biển là một trong những nội dung rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế quốc dân. GDP biển và vùng ven biển Việt Nam bình quân đạt khoảng 47 - 48% GDP cả nước, trong đó GDP của kinh tế thuần biển đạt khoảng 20 - 22% tổng GDP cả nước.

Kinh tế biển là một trong những nội dung rất quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế quốc dân.

Theo Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 22-10-2018 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về “Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, các ngành kinh tế biển đóng góp 10% GDP của cả nước; kinh tế của 28 tỉnh, thành phố ven biển chiếm 65-70% GDP với dân số chiếm gần 50% dân số của cả nước.

Trong top 10 tỉnh thành có nhu nhập bình quân đầu người cao nhất cả nước, ngoài 5 thành phố trực thuộc trung ương còn có 4 đại diện các tỉnh thành ven biển: Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng và Bà Rịa Vũng Tàu. Kinh tế biển có 6 ngành gồm năng lượng tái tạo, dầu khí, thủy sản, giao thông biển, du lịch và môi trường, đã đóng góp rất nhiều cho GDP quốc gia cùng với các ngành kinh tế nội địa.

Đồng bằng sông Cửu Long có 7 tỉnh tiếp giáp biển, với bờ biển dài trên 750km và vùng đặc quyền kinh tế biển khoảng 360.000 km2, mang lại cho toàn vùng nguồn tài nguyên vô tận. Hằng năm, ĐBSCL cung cấp khoảng 56% sản lượng thủy sản đánh bắt và gần 70% sản lượng nuôi trồng (năm 2018); đồng thời chiếm 66% giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản cả nước. Những lợi thế từ biển mang lại đã góp phần thúc đẩy kinh tế, nâng cao đời sống người dân các địa phương ven biển.

Vùng biển Bạc Liêu

Bạc Liêu sở hữu đường bờ biển dài 56km, cùng 16.000ha bãi bồi, với một ngư trường rộng lớn (gần 40.000km2) và 4 cửa sông lớn thông ra biển (Nhà Mát, Chùa Phật, Cái Cùng và Gành Hào). Kế hoạch đến 2025, kinh tế biển được xác định là 1 trong 5 động lực tăng trưởng của tỉnh nhà. Biển Bạc Liêu mang lại nhiều ngành động lực như nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản; năng lượng sạch với 1 dự án Nhà máy điện khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) tổng mức vốn 4 tỷ USD và 10 dự án điện gió có tổng công suất trên 660MW, tổng vốn đầu tư trên 32.262 tỷ đồng; du lịch biển phát triển; 1.500 ha sản xuất muối với sản lượng đạt 50.000 tấn. Điều này đã khẳng định kinh tế biển thật sự là một trụ cột rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Biển Bạc Liêu mang lợi nguồn lợi to lớn cho tỉnh nhà (Ảnh: sưu tầm)

Huyện Hòa Bình có hơn 20 km bờ biển, đóng góp một con số không nhỏ cho kinh tế tỉnh nhà. Vùng bờ biển được bồi đắp điển hình ở ven biển thuộc các xã Vĩnh Hậu, Vĩnh Hậu A, Vĩnh Thịnh,...

Kế hoạch đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030, huyện Hòa Bình đã và đang đẩy mạnh thu hút đầu tư nhằm khai thác các tiềm năng, lợi thế vốn có. Trong đó, hoạt động khai thác và đánh bắt thủy, hải sản là lĩnh vực chủ đạo trong hoạt động kinh tế của các ngư dân, giải quyết việc làm và bài toán an sinh cho hàng ngàn lao động sống bằng nghề biển.

Kinh tế tăng trưởng tạo nên “cú hích” và động lực để thu hút một số lĩnh vực, điển hình sẽ kéo theo như cầu về sở hữu bất động sản (BĐS), nhu cầu về nhà ở cho đối tượng lao động, chuyên gia làm việc tại các khu công nghiệp, nhà máy lân cận; hình thành các trung tâm kinh doanh thương mại; hoạt động mua bán, chuyển nhượng, đầu tư, phát triển dự án… góp phần gia tăng giá trị BĐS, diện mạo đô thị khu vực.

Đô thị huyện Hòa Bình ngày càng khang trang

Một dự án động lực, vị trí ngay trung tâm thị trấn Hòa Bình, huyện Hòa Bình của chủ đầu tư Bình Dương Bạc Liêu thời gian qua đón nhận làn sóng quan tâm tích cực của địa phương và nhà đầu tư, đó là khu dân cư ven sông Hòa Bình (Hòa Bình Riverside). Là tâm điểm giao thương khu vực, ngay mặt tiền quốc lộ 1A vùng lõi trung tâm chỉ cách chợ và các tiện ích phụ cận vài phút, phục vụ tối đa nhu cầu cuộc sống. Đặc biệt dự án liền kề với cầu Hòa Bình 2 nằm trong quy hoạch triển khai giai đoạn 2021-2025, kết nối giao thông thông suốt đồng thời là tiền đề cho các hoạt động kinh doanh buôn bán, không xa sẽ là khu vực sầm uất.

Chỉ sau thời gian ngắn, Hòa Bình Riverside cho thấy một diện mạo hoàn toàn khác, mới đây (ngày 28/11) chủ đầu tư và đơn vị phát triển dự án vừa tổ chức khánh thành công viên nội khu, ngoài ra tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng được đẩy nhanh liên tục, nhanh chóng sẽ thành hình một khu dân cư kiểu mẫu đầu tiên tại thị trấn Hòa Bình.

Hai mặt tiền giáp sông, giáp quốc lộ, có công viên và đường nội khu rộng thoáng, hạ tầng điện âm, nước máy đồng bộ, KDC ven sông Hòa Bình xứng đáng là lựa chọn lý tưởng để an cư, lạc nghiệp.

Viết bình luận mới
thăm dò ý kiến

Theo bạn, điều gì có thể giữ chân và thu hút người tài vào khu vực công?

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.