Chính trị
LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN VỀ DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA HIẾN PHÁP NĂM 2013
TIẾN TỚI ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2025 - 2030
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với cử tri
Cùng bàn luận
BÚA LIỀM VÀNG 2024
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
Xóa nhà tạm, nhà dột nát – chủ trương của lòng dân
Với nhiều hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nhất là hộ nghèo đồng bào dan tộc thiểu số (DTTS), có được ngôi nhà kiên cố, vững chãi là ước mơ xa vời khi cuộc sống còn bộn bề khó khăn, thiếu thốn. Thấu hiểu điều đó, nhiều năm nay, chính sách hỗ trợ về nhà ở đã được triển khai, gần đây nhất là Chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát (NT, NDN) trên phạm vi cả nước do Thủ tướng Phạm Minh Chính phát động. Đây không chỉ là mệnh lệnh hành chính mà là một chủ trương của lòng dân bởi đã hiện thực hóa được giấc mơ “an cư” cho người nghèo.
Bài 1: Xóa nhà tạm - “xây đắp” lòng dân
Hưởng ứng tinh thần của Trung ương xóa hết NT, NDN để không ai bị bỏ lại phía sau trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, tỉnh Bạc Liêu đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc; tập trung tối đa các nguồn lực giúp các hộ dân có hoàn cảnh khó khăn sớm “an cư, lạc nghiệp”. Bởi Bạc Liêu hiểu rõ, xóa NT, NDN không đơn thuần là xóa đi những căn nhà cũ, xiêu vẹo, mà còn là nền móng dựng lên những mái ấm kiến cố, nơi người nghèo có thể an cư, ổn định cuộc sống, yên tâm lao động, sản xuất, thoát nghèo bền vững.
Hội Đoàn thể xã Phong Thạnh Tây A (huyện Phước Long) ra quân hỗ trợ hỗ trợ ngày công xây dựng nhà cho bà Nguyễn Thị Tám.
Hết nhà tạm, nhà dột nát - đời sang trang mới
Gần một đời người vất vả mưu sinh, song vì cuộc sống quá khó khăn nên bà Nguyễn Thị Tám (ấp 1B, xã Phong Thạnh Tây A, huyện Phước Long) không mua nổi đất để cất mái ấm riêng cho mình mà phải sống tạm nhà người thân. Thấu hiểu hoàn cảnh của bà, xã Phong Thạnh Tây A đã hỗ trợ bà Tám căn nhà theo chương trình “XNT, NDN”, người thân cũng cho mượn nền để dựng nhà. Chính quyền địa phương phân công hội đoàn thể, mặt trận, quân sự giúp bà ngày công lao động để nhà sớm hoàn thiện. “Nếu không có sự cưu mang, hỗ trợ chính quyền và người thân có lẽ đến nay tôi còn phải sống rày đây mai đó. Ngày dọn vào nhà mới tôi mừng suốt nhiều đêm không ngủ được, nước mắt cứ chực trào vì cuối cùng cũng được sống trong căn nhà của chính mình”, bà Tám vui mừng nói.
Đi làm ăn xa, không may bị bạo bệnh mất sức lao động, vợ chồng anh Sơn Quang Bình phải quay trở về quê hương tại ấp Năm Căn, xã Hưng Thành, huyện Vĩnh Lợi sinh sống. Thương hoàn cảnh của vợ chồng anh, chính quyền địa phương xem xét, đề xuất cấp hỗ trợ xây nhà mới cho 2 vợ chồng, đồng thời vận động người thân hỗ trợ đất ở lâu dài cho anh chị. Với 60 triệu đồng từ nguồn hỗ trợ của Bộ Công an, cùng sự chung tay góp công, góp của từ người thân, làng xóm, ngôi nhà mơ ước của vợ chồng anh Bình đã thành hình. Anh có nơi yên tâm dưỡng bệnh, chị vững lòng khi vừa đi làm vừa chăm sóc anh. Căn nhà là điểm tựa tinh thần để đôi vợ chồng nghèo vượt qua những khó khăn trước mắt, là vòng tay yêu thương của mọi người để họ vươn lên trong cuộc sống
Khuyết tật cả 2 chân từ nhỏ do cơn sốt bại liệt, chị Phan Thị Sương ngụ xã Vĩnh Mỹ A, huyện Hòa Bình không thể lao động như bao người bình thường khác. Cuộc sống hàng ngày phải dựa vào người anh trai ở cùng nhà, song anh lại ốm yếu, thường xuyên đổ bệnh. Hai anh em người có hạn chế về thể chất, người bị hạn chế về nhận thức, nương tựa nhau trong căn nhà cũ của cha mẹ để lại. Chị Sương kể, căn nhà xiêu vẹo theo năm tháng, mưa tạt gió lùa nhưng với khả năng của hai anh em thì không thể nào sửa sang cho tốt hơn. Với số tiền hỗ trợ, cùng sự chung tay góp sức của người thân, xóm giềng đã xây cho anh em chị Sương căn nhà bê-tông kiên cố - hơn cả những gì mơ ước. Không còn lầm lủi trong căn nhà sập xệ, cuộc sống tươi mới hơn đến với anh em chị Sương như một giấc mơ đã thành hiện thực.
Lãnh đạo Tỉnh ủy, Bộ Công an tham gia lễ làn giao nhà đại đoàn kết cho ông Nguyễn Văn Bi.
Món quà lớn cho dân
Mọi người dân phải được thụ hưởng thành quả từ công cuộc phát triển đất nước và việc xóa NT, NDN không chỉ là một nhiệm vụ chính trị mà còn là trách nhiệm từ trái tim, giúp người dân an cư lạc nghiệp. Mỗi căn nhà được bàn giao cho từng đối tượng thụ hưởng như một câu chuyện cổ tích, được viết nên từ mệnh lệnh trái tim của những người thực hiện chương trình xóa NT, NDN.
Chỉ cần có 1 cơn gió mạnh là căn nhà tole tạm bợ của anh Phạm Văn Nhạn (hộ nghèo ấp Thông Lưu A, xã Châu Hưng A, huyện Vĩnh Lợi) có thể đổ sập bất cứ lúc nào. Cuộc sống khó khăn nên dù bản thân mắc bệnh ung thư nhưng anh vẫn cố gắng nuôi heo thuê cho trang trại gần nhà với đồng lương 2,8 triệu đồng/tháng, còn vợ anh làm công ty may. Đồng tiền làm thuê bấp bênh lại phải nuôi đến 3 đứa con đang trong độ tuổi ăn học nên anh không có điều kiện sửa chữa hay cất nhà kiên cố. Vào tháng 11/2024, gia đình anh vỡ oà niềm vui khi được chính quyền thông báo sắp được hỗ trợ nhà tình thương. Căn nhà đã hoàn thành trước tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, kịp cho gia đình đón xuân mới trong căn nhà vững chắc, đong đầy tình yêu thương. Niềm vui của gia đình nghèo càng được nhân đôi khi sau đó anh được chính quyền địa phương xét hỗ trợ heo giống phát triển sản xuất, tăng thu nhập, vươn lên thoát nghèo.
Thu nhập ổn định với nghề thợ hồ, vào năm 2015, sau một cơn bạo bệnh, sức khỏe của ông Nguyễn Văn Bi (TT. Phước Long, huyện Phước Long) suy giảm, không thể lao động nặng, từ đó cuộc sống chồng chất khó khăn. Căn nhà trú ngụ đã xuống cấp nhiều năm, song vì lo miếng ăn còn chật vật nên căn nhà đành “có gì xài đó”. Đầu năm 2025, thị trấn Phước Long xem xét, hỗ trợ ông căn nhà tình thương từ nguồn hỗ trợ của Bộ Công an. Với sự trợ sức ngày công của cán bộ đoàn thể, lực lượng Công an cơ sở và người thân nên chỉ trong thời gian ngắn, căn nhà kiên cố ấy cũng đã hoàn thành trong niềm rưng rưng xúc động.
Trước đó, Hội LHPN TT. Phước Long đã kết nối hỗ trợ 25 triệu đồng giúp ông thực hiện mô hình trồng nấm bào ngư xám, vừa phù hợp với điều kiện sức khỏe vừa giúp ông có thu nhập. “Biến cố về sức khỏe khiến tôi không thể lao động nặng nuôi sống bản thân. Ngỡ cuộc sống đã rơi vào bế tắc, không lối thoát, nhờ sự hỗ trợ của các hội, đoàn thể, chính quyền địa phương, không chỉ giúp tạo thu nhập ổn định mà còn có được căn nhà khang trang này. Đó là động lực lớn giúp tôi cố gắng vươn lên trong thời gian tới”, ông Bi xúc động sẻ chia.
Những căn nhà mới kiên cố, khang trang đang ngày càng mọc lên nhiều hơn không chỉ là nơi che mưa trú nắng giúp những gia đình khó khăn không còn lo lắng mỗi khi mùa mưa bão tới, người già, trẻ nhỏ được sống, sinh hoạt trong không gian ấm cúng, đầy đủ ánh sáng mà đó còn động lực tinh thần để họ vươn lên, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Những căn nhà mới được xây nên từ tình yêu thương, nghĩa đồng bào không chỉ góp phần nâng cao đời sống người dân, mà việc làm đầy ý nghĩa nhân văn này còn là nền tảng để phát huy hơn nữa truyền thống tương thân tương ái, xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Hưởng ứng Phong trào thi đua “Xóa NT, NDN” trong cả nước đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính phát động, tỉnh Bạc Liêu đã khẩn trương rà soát, thống kê thực trạng, quyết liệt thực hiện và đã hoàn thành chương trình trước ngày 30/4/2025, sớm hơn 6 tháng so với quy định của Thủ tướng Chính phủ. Đây là chương trình có ý nghĩa nhân văn sâu sắc, mang lại “mái ấm” kiên cố cho người dân trong tỉnh rút ngắn khoảng cách về mức sống, mức sinh hoạt, nhất là hộ dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS.
Tú Quyên
- Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh - Huỳnh Hữu Trí kiểm tra tình hình sạt lở bờ kênh 30/4 thuộc địa bàn TP. Bạc Liêu
- Báo Đảng trước thông tin “nên xem” và “muốn xem” trong thời 4.0
- Lừa đảo hụi, một giáo viên mầm non lãnh 9 năm tù
- Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Phước Long đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
- Xóa nhà tạm, nhà dột nát – chủ trương của lòng dân