Chính trị
LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN VỀ DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA HIẾN PHÁP NĂM 2013
TIẾN TỚI ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2025 - 2030
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với cử tri
Cùng bàn luận
BÚA LIỀM VÀNG 2024
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
Xóa đói, giảm nghèo bền vững
Tỷ lệ hộ nghèo cả nước đã giảm từ 58% xuống dưới 10% theo chuẩn nghèo quốc gia trong vòng 20 năm qua là minh chứng chiến lược xóa đói giảm nghèo của Việt Nam đã đạt những thành tựu to lớn. Việt Nam đã trở thành “điểm sáng” được bạn bè quốc tế đánh giá cao trong vấn đề xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế, hoàn thành sớm việc xóa bỏ tình trạng nghèo đói cùng cực và thiếu đói mà Mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Liên Hiệp Quốc đã đề ra.
![]() |
Giải quyết việc làm - một trong những biện pháp góp phần xóa đói giảm nghèo. Trong ảnh: Công nhân làm việc tại xí nghiệp may giày An Hưng (huyện Giá Rai). Ảnh: M.Đ |
Với những bản chất nghèo đói khác nhau, trước hết, cần nghiên cứu và áp dụng các phương pháp đo lường nghèo đa chiều, để hiểu rõ hơn về các nguyên nhân gốc rễ gây ra tình trạng nghèo và thiết kế các chính sách, chương trình, mục tiêu phù hợp hơn, giải quyết nghèo đói cho từng nhóm đối tượng và vùng, miền khác nhau.
Trước mắt, vẫn cần tiếp tục ưu tiên nguồn lực cho các vùng nghèo nhất, khu vực đồng bào dân tộc thiểu số; xây dựng, ban hành chính sách hỗ trợ mới theo hướng mở rộng đối tượng là hộ cận nghèo và hộ mới thoát nghèo, nhằm hạn chế tái nghèo, góp phần giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đó, khuyến khích tăng cường tính tự chủ, vươn lên của người nghèo; tránh thái độ trông chờ, ỷ lại vào chính sách Nhà nước, không để tư tưởng này xuất hiện cả trong cán bộ lãnh đạo địa phương.
Điều quan trọng nhất để việc xóa đói, giảm nghèo bền vững, tránh hiện trạng buồn “ba ra - một vào” (ba hộ thoát nghèo thì có một hộ tái nghèo hoặc phát sinh nghèo mới), cần thay đổi chính sách xóa đói, giảm nghèo theo hướng sát với thực tế, phù hợp với sự chuyển động của cuộc sống. Các cơ quan chức năng cần nắm bắt số hộ nghèo, cận nghèo, có nguy cơ trở thành hộ nghèo để hỗ trợ các chính sách một cách ổn định, có đánh giá khách quan và minh bạch, có thể không hỗ trợ những hộ nghèo vẫn hoàn nghèo do những nguyên nhân chủ quan. Các chính sách hỗ trợ hộ nghèo cần phải thay đổi, hạn chế các chính sách cho không và tăng các chính sách cho vay có điều kiện, với phương châm “cho cần câu chứ không cho con cá” để thúc đẩy mong muốn thoát nghèo và tích cực xóa đói, giảm nghèo bền vững. Đồng thời, tăng cường các chính sách hỗ trợ về y tế, phúc lợi đời sống cho người nghèo cũng là một cách hiệu quả giúp họ giữ được mức thu nhập và không tái nghèo.
Việt Nam mới trở thành nước có thu nhập trung bình, nhưng số hộ thoát nghèo vẫn chưa bền vững, chênh lệch giàu - nghèo có thể nhận diện rõ ràng. Do đó, điều chỉnh chính sách xóa đói, giảm nghèo nhanh chóng, phù hợp, công bằng, để mọi đối tượng thuộc diện nghèo được thụ hưởng các chính sách hỗ trợ không chỉ giúp chiến lược xóa đói, giảm nghèo đạt được hiệu quả tối đa, mà còn góp phần thúc đẩy ổn định xã hội về lâu, về dài.
HÀM ĐAN
- Hơn 11.200 cán bộ, đảng viên trong tỉnh được quán triệt Nghị quyết 66 và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị
- Xã Định Thành và Định Thành A đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao
- Tọa đàm kỷ niệm Ngày Khoa học - Công nghệ Việt Nam
- 21 thí sinh tham gia Hội thi Chỉ huy Đội giỏi cấp thành phố năm học 2024 - 2025
- Gần 100 vận động viên tranh tài tại Giải vô địch cầu lông các CLB tỉnh Bạc Liêu năm 2025