Chính trị
LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN VỀ DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA HIẾN PHÁP NĂM 2013
TIẾN TỚI ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2025 - 2030
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với cử tri
Cùng bàn luận
BÚA LIỀM VÀNG 2024
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
Vinh danh những tấm lòng nhân hậu vì nạn nhân chất độc da cam
Chiều 8/8, tại Hà Nội, Trung ương Hội Nạn nhân chất độc da cam (CĐDC)/dioxin Việt Nam tổ chức Hội nghị vinh danh những tấm lòng nhân hậu vì nạn nhân CĐDC. Đồng chí Trương Thị Mai - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương dự và phát biểu.
Cùng dự có các đồng chí: Phạm Thế Duyệt, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam; nguyên Phó Chủ tịch nước - Nguyễn Thị Bình và nguyên Phó Chủ tịch nước - Nguyễn Thị Doan; đồng chí Trần Hồng Hà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ TN-MT; Thiếu tướng Lê Hiền Vân, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Thư ký Thường trực Hội đồng vì hòa bình thế giới; đại sứ một số nước và tổ chức nhân đạo quốc tế...
Từ năm 1961 - 1971, quân đội Mỹ đã phun rải khoảng 80 triệu lít chất độc hóa học xuống gần 1/4 diện tích miền Nam Việt Nam. Chất độc hóa học đã tác động mạnh mẽ, lâu dài tới môi trường, các hệ sinh thái và sức khỏe con người. 4,8 triệu người Việt Nam bị phơi nhiễm, hơn 3 triệu người là nạn nhân chiến tranh hóa học.
Thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã ban hành và thực hiện nhiều chính sách đối với nạn nhân CĐDC. Toàn dân và nhiều bạn bè quốc tế đã tích cực tham gia phong trào “Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam”. Từ phong trào này, rất nhiều tấm gương về lòng nhân hậu đã xuất hiện, đặc biệt là những người trực tiếp chăm sóc nạn nhân.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Trương Thị Mai khẳng định: Đây là dịp để tôn vinh những người đã có nhiều công lao chăm sóc nạn nhân, đặc biệt là 120 người tiêu biểu được lựa chọn từ các địa phương trên cả nước. Họ vừa là nạn nhân, cán bộ hội, vừa là những bậc ông bà, cha mẹ đang trực tiếp ngày đêm chăm sóc, nuôi dưỡng vợ, chồng, con, cháu là nạn nhân CĐDC. Họ luôn bên cạnh nỗi đau tột cùng của nạn nhân, chấp nhận sự hy sinh tột cùng, âm thầm chịu đựng và vật lộn với khổ đau khôn tả…
Để giảm bớt khó khăn, vất vả cho nạn nhân CĐDC và gia đình họ, đồng chí Trương Thị Mai đề nghị, Chính phủ sớm có giải pháp khắc phục những vướng mắc, bất cập về chính sách, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý về ưu đãi đối với người có công với cách mạng; cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang, thanh niên xung phong, dân công hỏa tuyến; cán bộ dân chính Đảng được cử vào miền Nam làm nhiệm vụ; nhân dân và một số đối tượng khác trong vùng bị phơi nhiễm chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam. Có chính sách thỏa đáng đối với những người chăm sóc, nuôi dưỡng nạn nhân CĐDC một cách thiết thực. Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về thảm họa da cam, giáo dục truyền thống yêu nước, cách mạng của dân tộc một cách mạnh mẽ. Trên cơ sở đó, làm tốt công tác đền ơn, đáp nghĩa, coi đây là một nghĩa cử cao đẹp, nhiệm vụ chiến lược xuyên suốt trong thời kỳ cách mạng; các cấp, các ngành cần có biện pháp, hành động thiết thực, tích cực triển khai chủ trương xã hội hóa công tác chăm sóc, giúp đỡ nạn nhân CĐDC…
QĐND
- Kỷ niệm 10 năm thành lập Quỹ Khuyến học Võ Văn Kiệt tỉnh Bạc Liêu
- Nghị quyết 68: Vận hội mới cho kinh tế tư nhân bứt phá
- Những bài học “soi lối” cho báo chí cách mạng phát triển đúng hướng
- Bế mạc Giải vô địch cầu lông các CLB tỉnh Bạc Liêu năm 2025
- Luật BHXH 2024: Người từ 75 tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí