Chính trị
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021 - 2026
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với cử tri
Cùng bàn luận
BÚA LIỀM VÀNG 2023
BÚA LIỀM VÀNG 2024
Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Phước Long: Huy động nhiều nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững
Với quyết tâm giảm nghèo bền vững và chống tái nghèo, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Phước Long đã tích cực lãnh đạo, chỉ đạo và huy động nhiều nguồn lực đầu tư cho công tác này. Qua đó, phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị cùng chăm lo cho các hộ nghèo và cận nghèo.
Huyện đoàn Phước Long tổ chức Chương trình Xuân yêu thương dành cho hộ nghèo và cận nghèo.
ĐẨY MẠNH TUYÊN TRUYỀN
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIII về tiếp tục thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2025, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Phước Long đã đẩy mạnh công tác vận động, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân về công tác giảm nghèo. Từ đó, tạo sự đồng thuận của xã hội, phát huy tinh thần đoàn kết, truyền thống tương thân, tương ái và tương trợ nhau theo phương châm “Một miếng khi đói bằng một gói khi no”.
Với ý nghĩa đó, thời gian qua, MTTQ các cấp trong huyện đã đẩy mạnh công tác phối hợp với chính quyền và các tổ chức thành viên cùng cấp tập trung tuyên truyền, vận động, huy động nhiều nguồn lực và sự đóng góp của cộng đồng, góp phần thực hiện đạt và vượt chỉ tiêu giảm nghèo bền vững hằng năm. Đồng thời phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tuyên truyền, biểu dương những tấm gương có ý thức vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh đó cũng nghiêm khắc phê bình những hộ nghèo, cận nghèo thường hay trông chờ, ỷ lại vào giúp đỡ của Nhà nước và cộng đồng. Mặt khác, tổ chức truyền thông, giáo dục ý thức tự giác vươn lên thoát nghèo và tạo điều kiện cho hộ nghèo tham gia học tập, nâng cao trình độ văn hóa, nghề nghiệp và khả năng tiếp cận khoa học - kỹ thuật trong sản xuất nhằm tìm được việc làm ổn định, nâng cao thu nhập vươn lên thoát nghèo bền vững, không để tái nghèo.
Cùng với việc tăng cường giáo dục làm chuyển biến nhận thức và hành động cho hộ nghèo, cận nghèo thì MTTQ các cấp trong huyện còn tổ chức tuyên truyền, huy động mọi nguồn lực từ tỉnh đến cơ sở chung tay, góp sức chăm lo cho người nghèo; lồng ghép các hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình và phối hợp với các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài huyện đóng góp, ủng hộ Quỹ Vì người nghèo… Tính từ năm 2023 đến nay, MTTQ các cấp của huyện đã vận động giúp đỡ, hỗ trợ xây dựng hơn 170 căn nhà đại đoàn kết và nhà tình thương, 22 căn nhà tình nghĩa, sửa chữa 21 căn nhà tình nghĩa cho gia đình chính sách, hộ bị thiên tai, gia đình có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở với tổng giá trị gần 9,7 tỷ đồng; vận động cơ quan, đơn vị các ngành tỉnh và huyện nhận giúp đỡ 213 hộ nghèo, cận nghèo với tổng số tiền hơn 1,9 tỷ đồng.
Hộ nghèo huyện Phước Long vay vốn phát triển sản xuất và giải quyết việc làm từ nguồn vốn tín dụng chính sách. Ảnh: K.T
TẬP TRUNG NÂNG CAO THU NHẬP
Song song với tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền và huy động các nguồn lực đầu tư cho công tác giảm nghèo, MTTQ các cấp trong huyện còn chủ động nghiên cứu đề ra các giải pháp để giảm nghèo nhanh và bền vững, gắn với thực hiện các tiêu chí trong xây dựng nông thôn mới nâng cao và kiểu mẫu. Cụ thể, phối hợp với các ngành, địa phương giải ngân vốn Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, tổ chức tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật và dạy nghề cho lao động nông thôn, tiến hành trao vốn, hỗ trợ phương tiện sinh kế, tặng nhà tình thương… Đặc biệt là phối hợp với các ngành, địa phương hướng dẫn, tạo điều kiện để hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng chính sách xã hội để đầu tư cho sản xuất, giải quyết việc làm, xây dựng nhà ở, làm hố xí hợp vệ sinh… theo các tiêu chí thiếu hụt của hộ nghèo từ kết quả điều tra, khảo sát hộ nghèo hằng năm. Lồng ghép với các chương trình, kế hoạch, chính sách giúp đỡ hộ nghèo để thực hiện đạt mục tiêu giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh. Trong đó, ưu tiên nguồn lực hỗ trợ các địa bàn có tỷ lệ hộ nghèo còn cao, nhất là những dự án, chương trình tạo việc làm tại chỗ, nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống cho người lao động, nhất là lao động nghèo.
Ngoài ra, MTTQ các cấp còn tích cực phối hợp với các ngành, địa phương triển khai thực hiện các chính sách trợ giúp xã hội theo quy định ưu tiên người nghèo là người dân tộc thiểu số, người già neo đơn, người khuyết tật, phụ nữ, trẻ em gắn với lồng ghép thực hiện có hiệu quả của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” với công tác giảm nghèo bền vững; tăng cường công tác phòng, chống các loại tội phạm, các tệ nạn xã hội ở nông thôn góp phần xây dựng khóm, ấp an toàn về an ninh trật tự và không có tệ nạn xã hội…
Ngoài ra, MTTQ các cấp và các tổ chức thành viên từ huyện đến cơ sở còn tăng cường phối hợp, phát động thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động chung tay vì người nghèo và kịp thời tuyên dương, khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc, có mô hình mới, cách làm hay mang lại hiệu quả cao trong các phong trào thi đua giúp đỡ hộ nghèo và cận nghèo.
VÕ TUYẾT
Để giảm nghèo bền vững, huyện Phước Long đã triển khai thực hiện Tiểu Dự án 1 (Dự án 4 phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn năm 2024 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững). Mục đích của dự án này nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và người dân về đào tạo nghề cho lao động nông thôn là chủ trương của Đảng và Nhà nước ta, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị. Qua đó, tập trung phát triển nguồn lực lao động, giải quyết việc làm, giảm nghèo, bảo đảm phát triển - kinh tế xã hội hiệu quả và bền vững gắn với tăng cường đầu tư cho công tác đào tạo nghề và đẩy mạnh xã hội hóa công tác đào tạo nghề. Bên cạnh đó, đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp - nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia các chương trình đào tạo phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương. Đồng thời, tập trung đào tạo nghề cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo gắn với tạo việc làm, sinh kế bền vững, tăng thu nhập nâng cao chất lượng cuộc sống.
Theo đó, dự án yêu cầu cần tập trung đào tạo nghề để nâng cao giá trị cho các nhóm sản phẩm chủ lực của huyện, nhóm chủ lực của các xã, thị trấn gắn với xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu theo mô hình “Mỗi xã một sản phẩm”. Tập trung đào tạo phát triển các cây trồng, vật nuôi có lợi thế so sánh và có nhu cầu lớn, ổn định phục vụ thị trường trong nước và xuất khẩu. Đào tạo nghề nhằm nâng cao năng lực lao động sản xuất và tạo việc làm cho người nghèo, qua đó góp phần trong công tác giảm nghèo của huyện…
Đối tượng tham gia dự án này gồm: người lao động thuộc hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo (trong vòng 36 tháng, kể từ thời điểm hộ được cấp có thẩm quyền công nhận thoát nghèo) và người lao động có thu nhập thấp; cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn các tỉnh có huyện nghèo, cùng các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức và cá nhân có liên quan…
Theo kế hoạch, năm 2024, huyện Phước Long sẽ mở 23 lớp đào tạo nghề từ dự án này với số lượng hơn 580 học viên với ngành nghề đào tạo chủ yếu là nông nghiệp và phi nông nghiệp.
- Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh tiếp xúc cử tri TP. Bạc Liêu
- 2 tháng cao điểm tấn công, trấn áp tội phạm bảo vệ tết Nguyên đán Ất Tỵ
- Những quy định mới về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
- Hiệu quả liên kết hợp tác giữa TP. Hồ Chí Minh với các tỉnh ĐBSCL
- Chế độ, chính sách đối với các dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh