Chính trị
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
BẦU CỬ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI KHÓA XV VÀ ĐẠI BIỂU HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2021 - 2026
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với cử tri
Cùng bàn luận
BÚA LIỀM VÀNG 2023
BÚA LIỀM VÀNG 2024
TP. Bạc Liêu: Phát triển khoa học - công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Với kỳ vọng sẽ tạo nên những động lực và đột phá mới trong thực hiện các kế hoạch, kết luận của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Tỉnh ủy về “Phát triển khoa học và công nghệ (KH-CN) phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH-HĐH) trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”, TP. Bạc Liêu đã xây dựng Kế hoạch 166 và triển khai đến các ban, ngành, địa phương và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn thành phố.
Đại biểu tham quan mô hình nuôi tôm khép kín ứng dụng công nghệ cao của TP. Bạc Liêu.
ĐỘNG LỰC QUAN TRỌNG
Qua đó, nâng cao về nhận thức, hành động của các cơ quan, đơn vị và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của phát triển KH-CN và đổi mới sáng tạo (ĐMST) trong giai đoạn mới. Đồng thời khẳng định KH-CN là nền tảng chính để thực hiện mục tiêu CNH-HĐH, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, nâng cao đời sống người dân.
Bên cạnh đó, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, nâng cao năng lực quản lý nhà nước về KH-CN. Phát triển KH-CN gắn liền với thực hiện nhiệm vụ chính trị của thành phố và phù hợp với từng giai đoạn cụ thể. Theo đó, cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của Kế hoạch 132 nhằm tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết 20 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về “Phát triển KH-CN phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” phù hợp với thực tiễn của địa phương. Bên cạnh đó, huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị, các tổ chức chính trị, xã hội, nghề nghiệp, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn thành phố trong phát triển KH-CN, coi đây là động lực quan trọng để đổi mới mô hình tăng trưởng, đưa nền kinh tế của thành phố phát triển nhanh, bền vững.
Thí sinh tham gia cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng tỉnh Bạc Liêu lần thứ X thuyết trình về mô hình, sản phẩm với Ban giám khảo. Ảnh: K.T
TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC THÔNG TIN
Với quyết tâm hoàn thành các mục tiêu quan trọng này, Thành ủy TP. Bạc Liêu yêu cầu các cấp ủy đảng, chính quyền và các ban, ngành, địa phương thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền rộng rãi đến cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và người dân nhằm tạo chuyển biến tích cực trong nhận thức về vị trí, vai trò của KH-CN phục vụ sự nghiệp CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị thành phố và phường, xã quan tâm công tác nghiên cứu, phát triển, ứng dụng KH-CN trong thực hiện các nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị và trong quản lý, chỉ đạo của ngành, địa phương về phát triển kinh tế - xã hội. Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, công chức, viên chức học tập nâng cao trình độ, nghiên cứu, phát triển và ứng dụng các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào thực tiễn công tác và đời sống kinh tế - xã hội. Nâng cao chất lượng các đề tài nghiên cứu khoa học và đẩy mạnh ứng dụng KH-CN trong nghiên cứu, phát triển sản phẩm của thành phố có lợi thế cạnh tranh, giá trị cao, thân thiện với môi trường. Phát huy, sử dụng bền vững tài nguyên, thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường, nâng cao chất lượng tăng trưởng và phát triển kinh tế. Thường xuyên theo dõi, thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển KH-CN. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho đơn vị, địa phương (phường, xã) xác định vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch…
Để hoàn thành các nhiệm vụ và mục tiêu quan trọng này, Thành ủy chỉ đạo tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp, các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển KH-CN, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong tư duy và hành động, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp, nhất là người đứng đầu, cán bộ lãnh đạo, quản lý. Xác định phát triển KH-CN và ĐMST là nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế - xã hội.
Cùng với đó là phát huy vai trò của Mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng thành phố trong công tác vận động, tuyên truyền, giám sát, phản biện xã hội, động viên người dân tích cực tham gia, góp phần phát triển KH-CN và ĐMST. Kịp thời đề xuất biểu dương, khen thưởng tập thể, cá nhân có nhiều hoạt động ĐMST, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, tích cực tiên phong trong hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ mới mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao giá trị đời sống về vật chất và tinh thần của người dân. Phối hợp trong công tác tôn vinh và thực hiện chính sách đãi ngộ các tổ chức, cá nhân đóng góp cho phát triển sự nghiệp KH-CN.
Song song đó, cụ thể hóa các mục tiêu phát triển KH-CN và ĐMST trên địa bàn thành phố đến năm 2030 gắn với thực hiện Chương trình 120 của Ban Thường vụ Thành ủy về “thực hiện Chỉ thị 22 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy mạnh phát triển KH-CN và ĐMST trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu đến năm 2030. Triển khai thực hiện các cơ chế, chính sách về KH-CN và ĐMST theo hướng phù hợp với điều kiện thực tế của thành phố. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KH-CN trong phát triển sản phẩm đặc thù, có lợi thế cạnh tranh, giá trị cao, thân thiện với môi trường và tham gia có hiệu quả vào chuỗi sản xuất, chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước. Tăng cường công tác cải cách hành chính, phân cấp, phân quyền và thực hiện đồng bộ các cơ chế, chính sách để phát triển KH-CN và ĐMST. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát việc chấp hành pháp luật về KH-CN và ĐMST, xử lý nghiêm vi phạm theo quy định pháp luật…
NGUYỄN MINH
Để nâng cao tiềm lực KH-CN và ĐMST, TP. Bạc Liêu sẽ tiếp tục khuyến khích cơ chế tự chủ đối với các tổ chức KH-CN công lập. Gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học và nhu cầu thực tiễn. Đẩy mạnh ứng dụng KH-CN và ĐMST KH-CN vào các ngành, lĩnh vực, trong đó tập trung ứng dụng, chuyển giao, nhân rộng công nghệ phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp thông minh, phù hợp quá trình đô thị hóa. Ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ trong các ngành công nghiệp chủ lực của thành phố và phát triển du lịch gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, nhất là doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ KH-CN vào sản xuất - kinh doanh gắn với chuyển đổi số, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh
- Trị bệnh “sợ trách nhiệm” trong quản lý, thực thi công vụ
- Khai mạc Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
- Những điểm mới của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ
- Chính sách hỗ trợ đất đai cho người dân tộc thiểu số
- Chỉ thị chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước