Chính trị
LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN VỀ DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA HIẾN PHÁP NĂM 2013
TIẾN TỚI ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2025 - 2030
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với cử tri
Cùng bàn luận
BÚA LIỀM VÀNG 2024
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
Tính chiến đấu - sợi chỉ đỏ xuyên suốt của báo chí cách mạng
Trong dòng chảy 100 năm Báo chí cách mạng Việt Nam đồng hành cùng sự nghiệp vẻ vang của Đảng và dân tộc, báo chí Cà Mau, Bạc Liêu (sắp tới đây là tỉnh Cà Mau mới) đã tạo dấu ấn riêng ngay trên mảnh đất cuối trời Nam. Ngay khi mới ra đời, báo chí đã tình nguyện xung phong làm “người lính đi đầu”, trở thành vũ khí sắc bén, đại diện cho tiếng nói của Đảng và Nhân dân, đóng góp tích cực vào công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cũng như tiên phong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trong bối cảnh hiện nay. Trong hành trình ấy, tính chiến đấu là sợi chỉ đỏ được giữ gìn xuyên suốt trăm năm!
Bài 1: Vũ khí sắc bén trong sự nghiệp “phò chính, trừ tà”
Ngày 21/6/1925 cách nay tròn 100 năm, với sự lãnh đạo của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, tờ báo Thanh Niên ra đời, đặt nền móng khai sinh nền báo chí cách mạng (BCCM) Việt Nam. Đến Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (từ ngày 3 - 7/2/1930), dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã quyết định: Ban Trung ương có thể xuất bản một tạp chí lý luận và ba tờ báo tuyên truyền. Như vậy có nghĩa là ngay khi vừa ra đời, Đảng ta đã bắt tay ngay vào việc xây dựng và phát triển một nền BCCM - nền báo chí phụng sự Nhân dân, phụng sự dân tộc, phụng sự Tổ quốc và phục vụ Đảng. Đây chính là một mặt trận để “tuyên truyền, cổ động, tổ chức và lãnh đạo cách mạng” và để “phò chính, trừ tà”.
Báo Chiến đấu - tiền thân của Báo Bạc Liêu. (Ảnh chụp lại từ Lịch sử báo chí đảng bộ tỉnh Bạc Liêu 1930-2025).
Vai trò, sứ mệnh của báo chí và người làm báo cách mạng
Dấu mốc 100 năm Ngày BCCM Việt Nam là một dấu mốc đặc biệt quan trọng của những người làm báo cách mạng cả nước. Ngày kỷ niệm này lại gắn liền với kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, người khai sinh và đặt nền móng cho BCCM Việt Nam. Trong quá trình tìm đường cứu nước và hoạt động cách mạng, Bác Hồ thấy rõ sức mạnh to lớn, diệu kỳ của báo chí trong sự nghiệp cách mạng, trong đời sống xã hội và trong việc nâng cao dân đức, dân trí. Những tờ báo được Người sáng lập với mục đích truyền bá những tư tưởng cách mạng vào trong nước, thổi bùng ngọn lửa yêu nước trong Nhân dân, chuẩn bị đội ngũ đấu tranh cho cách mạng Việt Nam. Suốt quá trình hoạt động cách mạng và ngót nửa thế kỷ góp sức trên lĩnh vực báo chí, với hàng trăm bút danh, Bác đã viết hơn 2.000 bài báo với nhiều thể loại, để lại cho hậu bối di sản quý báu về sự nghiệp BCCM. Ở tác phẩm của mình, cây bút lớn, tư tưởng lớn của BCCM – Hồ Chí Minh luôn thể hiện tư tưởng cách mạng, yêu nước thương dân và đạo đức cao cả, với ngôn ngữ giản dị, bình dân, với phong cách đa dạng và hấp dẫn, có sức lay động trái tim và khối óc của hàng trăm triệu người trên toàn thế giới.
Hành trình theo chân Bác, BCCM không ngừng lớn mạnh, trở thành “vũ khí sắc bén” trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, là “lá chắn thép” bảo vệ Đảng, bảo vệ cách mạng, bảo vệ Nhân dân. BCCM ngày càng đủ sức, đủ tầm, đủ bản lĩnh để vạch trần mọi tư tưởng, âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động… Nhớ đến Bác, người làm báo luôn ghi lòng tạc dạ những lời dạy của Bác về công tác BCCM, những lời căn dặn của Bác với đội ngũ những người làm báo cách mạng Việt Nam vẫn vẹn nguyên giá trị cốt lõi và nhân văn. Coi báo chí là một “vũ khí sắc bén” trong cuộc chiến tranh thông tin và người làm báo là “chiến sĩ cách mạng” trên mặt trận này, Bác chỉ rõ sứ mệnh của BCCM đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc và xây dựng, phát triển đất nước giàu mạnh, phồn vinh, hạnh phúc. Đồng thời nhấn mạnh: Báo chí phải phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng và phải có tính chiến đấu cao.
Tuyên dương các nhà báo đạt giải báo chí tại buổi họp mặt kỉ niệm 99 năm Báo chí cách mạng Việt Nam. Ảnh: T.H
Tính chiến đấu - linh hồn của tờ báo
Báo chí có nhiều tính cơ bản như tính tư tưởng, tính chân thật, tính chiến đấu, tính quần chúng. Trong đó tính chiến đấu là linh hồn của tờ báo, giúp báo chí thực hiện chức năng phản ánh và định hướng dư luận xã hội, góp phần xây dựng và bảo vệ nền BCCM: “tờ báo không có tính chiến đấu là tờ báo không có linh hồn” (Chủ tịch Hồ Chí Minh).
Trong quá trình ra đời và không ngừng phát triển, lớn mạnh như ngày nay, tính chiến đấu của báo chí là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, từ việc chiến đấu để phục vụ đánh đổ kẻ thù xâm lược, chiến đấu để bảo vệ Tổ quốc, vì lý tưởng và mục tiêu cao cả của cách mạng, đến chiến đấu để xây dựng chế độ mới, cuộc sống mới, đánh bại những đòn tiến công của các thế lực thù địch, hướng đến chân, thiện, mỹ, đẩy lùi và khắc phục thói hư tật xấu trong xã hội và trong mỗi con người.
Đối với BCCM Việt Nam, với các cơ quan báo chí và người làm báo, tính chiến đấu phải được thể hiện trước hết trong việc làm sáng tỏ đường lối, chủ trương và các chính sách của Đảng và Nhà nước, động viên và cổ vũ lòng hăng hái và tinh thần phấn đấu của Nhân dân ta vì sự nghiệp đổi mới. Song song đó, tính chiến đấu phải được thể hiện trong việc bác bỏ quan điểm sai trái, phê phán các luận điệu xuyên tạc và các hành vi chống phá của các thế lực thù địch.
Báo chí phải cổ vũ hành động cách mạng của quần chúng, nêu các gương sáng trong thi đua yêu nước, đề cao đạo đức cần kiệm liêm chính, chí công vô tư... Báo chí cần phê phán mọi tiêu cực xã hội, thói hư tật xấu; báo chí tiên phong trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, giữ vững “trận địa” đặc biệt quan trọng này…
Bằng lý tưởng, mục tiêu đó, trong thế kỷ đầu tiên của nền BCCM Việt Nam, cơ quan báo chí cũng như người làm báo cả nước đã làm tròn và làm tốt việc gìn giữ “linh hồn” tờ báo. Ở thành quả chung này, báo Đảng địa phương, trong đó có báo Đảng của Cà Mau, Bạc Liêu cũng không giấu tự hào với “cuộc chiến” trăm năm. Như chia sẻ của Nhà báo Nguyễn Duy Hoàng - Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Bạc Liêu: “Trải qua các giai đoạn thăng - trầm của lịch sử, từ các phương tiện thông tin, tuyên truyền còn thô sơ như: tuyên truyền miệng, loa phóng thanh, truyền đơn, biểu ngữ, từ tín hiệu “tù và”, thậm chí là tín hiệu tiếng gõ mõ, tín hiệu từ chéo khăn rằn… ở những năm 30, đến những tờ báo đầu tiên in bột, khắc gỗ… như báo CHIẾN, báo Hòa Bình Thống Nhất, báo Chiến Đấu, báo Cà Mau Giải Phóng, báo Cờ Giải Phóng, báo Cứu Quốc, Văn Nghệ Lúa Vàng… xuất hiện khắp các khu vực Cà Mau - Sóc Trăng - Bạc Liêu rồi báo Cà Mau Bạc Liêu, báo Minh Hải, đến nay là báo Cà Mau, báo Bạc Liêu… đã làm tròn sứ mệnh của công tác thông tin, truyên truyền cổ vũ quần chúng nhân dân trên mọi mặt trận, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị ở địa phương và nhu cầu bạn đọc trong từng giai đoạn cách mạng”.
Thanh Hải
- Xóa nhà tạm, nhà dột nát - Chủ trương của lòng dân!
- Tổng Công ty Điện lực miền Nam: Hỗ trợ Bạc Liêu 900 triệu đồng thực hiện Chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát”
- Tuyên dương 22 tập thể, cá nhân điển hình trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2020 - 2025
- Khai mạc Vòng chung kết Hội thi “Giai điệu tuổi hồng” năm 2025
- Khẩn trương chuẩn bị đại hội Đảng bộ cấp xã sau sáp nhập