Chính trị
LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN VỀ DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA HIẾN PHÁP NĂM 2013
TIẾN TỚI ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2025 - 2030
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với cử tri
Cùng bàn luận
BÚA LIỀM VÀNG 2024
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
Học nghề - dễ nhưng không được ưu tiên
Tuần qua, cả nước “sôi sùng sục” vì chuyện xét tuyển đầu vào đại học. Không phải chỉ năm nay, cứ vào khoảng thời gian này hàng năm, chuyện điểm thi, điểm xét tuyển đầu vào luôn là vấn đề nóng. Bởi, nó liên quan đến cả triệu gia đình có con em đến tuổi bước vào ngưỡng cửa cuộc đời với sự lựa chọn: đại học hay học nghề!
Song, trái với độ nóng của việc xét tuyển vào đại học, các trường nghề lại lặng lẽ “im tiếng”, đợi khi học sinh không còn cửa vào đại học thì mới lên tiếng gọi mời. Với tình trạng sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường thất nghiệp ngày càng phổ biến, nhiều người ngày càng nhận ra rằng học nghề thật ra còn hiệu quả hơn. Tuy nhiên, nhận ra thì cũng để biết thôi, chứ tâm lý chung vẫn là thích học đại học, thích làm thầy hơn làm thợ! Bởi đó không chỉ là thu nhập mà còn là danh dự, là địa vị xã hội - những thứ có sức chi phối mạnh trong việc lựa chọn tương lai của người trẻ!
Mới đây, tại kỳ họp thứ 3 - HĐND tỉnh khóa IX, cử tri lại đặt vấn đề sinh viên tốt nghiệp đại học về tỉnh không có việc làm, kể cả sinh viên cử tuyển. Câu trả lời của ngành chức năng là người dân đến cơ quan có trách nhiệm để được hướng dẫn dự thi tuyển công chức. Nhưng có điều ai cũng biết là với chủ trương tinh giản biên chế, tinh gọn bộ máy như hiện nay thì việc thi tuyển công chức cũng chẳng được bao nhiêu người!
Do vậy, điều đầu tiên là làm sao thay đổi được suy nghĩ căn cơ, từ “phải học thành thầy” trở thành “nên học làm thợ trước” hơn là tìm cách giải quyết bài toán thất nghiệp. Muốn vậy, các trường nghề không nên lặng lẽ im tiếng “chờ thời” mà phải làm nhiều, làm mạnh công tác quảng bá đào tạo nghề. Và quan trọng hơn là những nghề đào tạo phải phù hợp với nhu cầu thực tế, không đào tạo tràn lan để lấy số lượng mà phải đi vào chất lượng đào tạo nhằm xây dựng thương hiệu trường nghề. Cùng với đó, mỗi địa phương, ngành chức năng cũng nên có động thái tích cực để khuyến khích học sinh đi học nghề, thay vì cứ loay hoay trả lời cử tri hết năm này qua năm khác, rằng khó giải quyết được tình trạng thất nghiệp.
N.L
- Nghị quyết 68: Vận hội mới cho kinh tế tư nhân bứt phá
- Những bài học “soi lối” cho báo chí cách mạng phát triển đúng hướng
- Bế mạc Giải vô địch cầu lông các CLB tỉnh Bạc Liêu năm 2025
- Luật BHXH 2024: Người từ 75 tuổi được hưởng trợ cấp hưu trí
- Sửa đổi, bổ sung một số quy định khác về chính quyền địa phương