Chính trị
TIẾN TỚI ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2025 - 2030
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với cử tri
Cùng bàn luận
BÚA LIỀM VÀNG 2024
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
ĐBQH tỉnh Bạc Liêu thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, chiều 7/5, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013; Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi); Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi).
Tổ trưởng Tổ 6 - đồng chí Lữ Văn Hùng, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu phát biểu gợi ý thảo luận tổ chiều ngày 7/5.
Tại tổ 6 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bình Định và Hà Giang, do đồng chí Lữ Văn Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu làm tổ trưởng. Phát biểu gợi ý thảo luận, đồng chí Lữ Văn Hùng đề nghị các vị ĐBQH tập trung thảo luận và cho ý kiến các vấn đề liên quan đến 3 dự thảo Luật. Trong đó, đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, cần tập trung 6 vấn đề về Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội (Điều 9 của Hiến pháp năm 2013); về Công đoàn Việt Nam (Điều 10 của Hiến pháp năm 2013); về quyền trình dự án luật, dự án pháp lệnh của các tổ chức chính trị - xã hội (Điều 84 của Hiến pháp năm 2013); về tổ chức đơn vị hành chính (Điều 110 của Hiến pháp năm 2013); một số nội dung khác về chính quyền địa phương (các Điều 111, 112, 114; sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 115 của Hiến pháp năm 2013) và hiệu lực thi hành và điều khoản chuyển tiếp (Điều 2 của dự thảo Nghị quyết).
Đối với Dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), tập trung thảo luận về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương các cấp; nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương; tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương và các vấn đề khác mà ĐBQH quan tâm. Đối với Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), đề nghị các ĐBQH tập trung cho ý kiến đến các nội dung về phạm vi sửa đổi; nguyên tắc quản lý cán bộ, công chức; chính sách đối với người có tài năng trong hoạt động công vụ; ngạch công chức và vị trí việc làm; đánh giá cán bộ, công chức; xử lý kỷ luật cán bộ, công chức và các nội dung khác mà đại biểu quan tâm.
Đại biểu Trần Thị Hoa Ry - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội phát biểu thảo luận chiều ngày 7/5.
Liên quan đến dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), đại biểu Trần Thị Hoa Ry - Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Đoàn ĐBQH tỉnh Bạc Liêu, thống nhất với việc sửa đổi Luật này nhằm thể chế hóa chủ trương của Đảng về đổi mới tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương theo mô hình 2 cấp, việc dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung cơ bản, toàn diện các quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Tuy nhiên, đóng góp về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương, đại biểu Hoa Ry cho rằng, quy định chính quyền địa phương phải “phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt…” theo dự thảo là chưa bao quát đầy đủ các loại hình đơn vị hành chính có điều kiện đặc thù, cụ thể chưa có địa phương ở miền núi. Do đó, đại biểu đề nghị bổ sung thêm cụm từ “miền núi” vào.
Tương tự, về cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân, tại điểm a khoản 3 Điều 29 có nội dung quy định: “Hội đồng nhân dân ở tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số có thể thành lập Ban Dân tộc”. Theo đại biểu, từ thực tiễn công tác dân tộc nhận thấy, tại các tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống, việc thành lập Ban Dân tộc của Hội đồng nhân dân là hết sức cần thiết và có ý nghĩa quan trọng để góp phần tổ chức thực hiện tốt công tác dân tộc. Từ đó, đại biểu đề nghị sửa đổi thành “Hội đồng nhân dân ở tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số cần thành lập Ban Dân tộc”. Đối với dự thảo Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi), liên quan đến các chính sách dành cho đồng bào dân tộc, đại biểu nhận thấy, các quy định trong dự thảo Luật liên quan đến chính sách dân tộc còn rải rác, chủ yếu thể hiện ở một số chế định cụ thể, chưa trở thành vấn đề có tính chính sách tại phần những quy định chung (Chương I dự thảo Luật). Do đó, để tiếp tục thể chế hóa toàn diện, sâu sắc hơn chính sách dân tộc trong dự thảo Luật theo chủ trương của Đảng, đề nghị xem xét, bổ sung nội dung mang tính chính sách này tại Chương 1 dự thảo Luật. Theo đó, quy định về nguyên tắc chính sách ưu tiên trong tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng, đãi ngộ cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số.
Tin, ảnh: K.P - T.Thúy
- ĐBQH tỉnh Bạc Liêu thảo luận về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013
- Bộ Tư lệnh (BTL) Vùng Cảnh sát biển 4: Mít-tinh hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2025
- Trao tặng 35 bồn chứa và máy lọc nước cho các hộ khó khăn huyện Đông Hải
- Xây dựng hệ thống chính trị tỉnh Cà Mau sau hợp nhất
- Chính thức lấy ý kiến Nhân dân về sửa đổi Hiến pháp năm 2013