Chính trị
LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN VỀ DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA HIẾN PHÁP NĂM 2013
TIẾN TỚI ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2025 - 2030
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với cử tri
Cùng bàn luận
BÚA LIỀM VÀNG 2024
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
Chân dung những du kích tóc dài
Để có ngày chiến thắng 30/4/1975, quân và dân ta phải trải qua biết bao gian khổ, mất mát, hy sinh. Kháng chiến chống Mỹ kéo dài 21 năm, có nhiều người, khi bước chân vào cuộc chiến, chỉ ở độ tuổi đôi mươi. Khi chiến tranh kết thúc, tóc đã hoa râm.
ĐỂ TUỔI HAI MƯƠI LẠI CHIẾN TRƯỜNG
Trong cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, có rất nhiều người con gái tuổi đôi mươi nghe theo tiếng gọi non sông đã hòa nhập với đội quân chính nghĩa, đấu tranh trên mọi mặt trận để giành lại hòa bình. Những cô gái ngày ấy, hầu hết đều nhỏ bé (từ vóc dáng cho đến tuổi tác), dịu dàng với mái tóc dài truyền thống của người phụ nữ Việt, hiếm khi ra khỏi làng quê. Vậy mà khi mang trên mình trọng trách với quê hương, họ trở thành những chiến sĩ gan dạ trên mọi mặt trận, ở bất cứ nhiệm vụ công tác nào. Từ cô giao liên lanh lẹ, mưu trí đến nữ biệt động thành khôn ngoan, gan dạ; từ những nữ thanh niên xung phong đi mở đường, đào hầm cho bộ đội đến các chiến sĩ trực tiếp cầm súng ra trận, đều có chung một lòng căm thù giặc, một ý chí sắt đá và không bao giờ khuất phục kẻ thù.
![]() |
Bức ảnh của những năm tháng không quên. Ảnh: M.Đ |
Cô Lê Thị Cẩm Giang, em gái của liệt sĩ Lê Thị Cẩm Lệ, cũng là một nữ biệt động thành đã từng nhiều lần vào sinh ra tử nhớ lại: Thuở ấy, mấy cô hổng hiểu sao mà gan dữ lắm. Như có một thứ máu chảy trong người, nó dâng cao đến mức có thể làm cho mình nghẹt thở. Ai cũng muốn góp sức mình, cũng muốn được thi hành nhiệm vụ, dẫu biết cái chết trong gang tấc. Trong nhiều nhiệm vụ, thì việc được giao đi đặt bom là khó khăn và dễ hy sinh nhất. Thế nhưng, đó cũng là nhiệm vụ mà các cô phải tranh nhau để được đi. Trong một lần được giao điểm đánh trái là dưới chân cầu Quay, cô Cẩm Giang đã cùng một đồng đội nữa trong vai người đi bán khoai với một ghe đầy khoai đậu dưới chân cầu. Sau khi bỏ trái đúng vị trí, chiếc xuống vội vã dời đi. Nhưng đi được một đỗi xa, thì phát hiện trái chưa phát nổ. Vì công sức chuẩn bị, hai cô đã quay lại tiếp tục nghe ngóng tình hình và tính toán cho lần sau tốt hơn. Giả sử trái đó nổ chậm, thì chắc chắn hai người đã hy sinh.
Có rất nhiều những câu chuyện về những người con gái như thế. Họ đi vào cuộc chiến đấu của dân tộc với lý tưởng cao vọi và “Dám đổi thân mình lấy tàu giặc. Nụ cười khi chết vẫn còn tươi”, nên họ vẫn mãi mãi tuổi hai mươi tươi đẹp, hào hùng.
BỨC ẢNH CỦA NHỮNG NĂM THÁNG KHÔNG QUÊN
Trong thời điểm đi tìm tư liệu viết bài, chúng tôi may mắn tìm được một tấm ảnh tư liệu quý, được chụp từ năm 1966, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ bước vào cao điểm. Bức ảnh chụp những người nữ du kích tóc dài còn rất trẻ, trong tà áo bà ba đơn sơ, hiền dịu. Không có súng khoác trên vai, họ ngồi khoanh tay khoan thai hoặc đứng vịn vào vai đồng đội với nụ cười rất đôn hậu. Ngoài bìa tấm ảnh là một thanh niên trong bộ quân phục, anh cũng tạo dáng để chụp hình - dẫu rằng đôi chân trần đã làm “lộ” tất cả những gian khổ của du kích ngày đó. 5 người con gái trong bức ảnh đều là những nữ du kích kiêm giao liên của mặt trận vùng ven thị xã Bạc Liêu. Theo lời kể của cô Cẩm Giang, người lưu giữ tấm ảnh này gần 50 năm thì đó là lần các chị em sau một ngày lặn lội hoàn thành nhiệm vụ, trở về căn cứ thì bất ngờ được chú Sáu T. (tình cờ ghé đơn vị) gọi ra ngoài chụp kỷ niệm. Và bức ảnh quý bởi chiến tranh ác liệt đó là lần duy nhất mọi người được chụp hình chung với nhau. 3 người con gái ngồi phía trước, tính từ trái qua phải là cô Cẩm Giang, Bích Ngọc, Thanh Liên.
Vào khoảng năm 1993 - 1994, đoàn làm phim tài liệu “Chân dung người du kích” bấm máy tại Bạc Liêu, mà khởi đầu là với bức ảnh của các nữ du kích trên. Năm 2013, Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ đã trân trọng mời cô Cẩm Giang, Bích Ngọc đến tham dự tọa đàm khoa học “Phụ nữ Sài Gòn - Gia Định và Khu Tây Nam bộ trong Mậu Thân 1968”. Bức ảnh cũng vinh dự được đưa vào làm tư liệu của Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ. Bức ảnh quý không phải chỉ vì nó chứa đựng giá trị lịch sử của những năm tháng không bao giờ quên, mà còn bởi chính những con người trong bức ảnh - những nhân chứng lịch sử, những anh hùng áo vải, chân đất mà làm nên chiến thắng lẫy lừng.
KIM PHƯỢNG
- 36 đảng viên được trao tặng Huy hiệu Đảng đợt 2 - năm 2025
- Báo và Đài Phát thanh - Truyền hình Bạc Liêu được khen thưởng tại Cuộc thi viết “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trong tình hình mới” lần thứ 4
- Xây dựng Bộ đội Biên phòng tỉnh vững mạnh toàn diện, tinh gọn tổ chức bộ máy
- Quốc hội tiếp tục thảo luận ở tổ về các dự án Luật
- Tỉnh ủy Bạc Liêu ban hành Đề án kết thúc hoạt động cấp huyện