Chính trị
LẤY Ý KIẾN NHÂN DÂN VỀ DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA HIẾN PHÁP NĂM 2013
TIẾN TỚI ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2025 - 2030
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với cử tri
Cùng bàn luận
BÚA LIỀM VÀNG 2024
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
Bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái - phải mạnh mẽ hơn
Sáng 13/11, tại Hà Nội, Bộ LĐ-TB&XH cùng với đại diện Tổ chức Liên Hiệp Quốc tại Việt Nam tổ chức phát động Tháng hành động “Chung tay xóa bỏ bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái”. Đây là lần đầu tiên Việt Nam triển khai Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới nhằm đánh thức mỗi người dân suy ngẫm sâu sắc hơn và hành động thiết thực hơn, để cùng chung tay xóa bỏ bất bình đẳng giới; hướng tới xây dựng một xã hội văn minh, hạnh phúc và phát triển bền vững.
Bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái là chuyện không mới khi một nghiên cứu từ nhiều năm trước cho thấy 58% phụ nữ Việt Nam đã từng chịu ít nhất 1 trong 3 hình thức bạo lực thể chất, tinh thần và tình dục trong đời. Trong một đất nước mà những truyền thống văn hóa phong kiến, những suy nghĩ lạc hậu, cổ hủ vẫn còn có sức ảnh hưởng nhất định đến xã hội thì những bất công dành cho phụ nữ, trẻ em gái vẫn còn diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Phá thai để không sinh con gái; không cho trẻ em gái đi học hay học lên cao mà nhường cơ hội đó cho con trai; người vợ bị bạo lực thể xác, tinh thần trong gia đình; cán bộ, công chức, viên chức nữ thiếu sự ưu tiên trong công tác…. Trong đó, sự bạo lực về thể chất và tinh thần là phổ biến, rõ rệt, gây nhức nhối nhất nhưng lại chưa có giải pháp hữu hiệu nhất để khắc phục.
Dù chúng ta đã làm rất lâu, rất nhiều các hình thức tuyên truyền phòng chống bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái; Nhà nước đã có nhiều chính sách để thực hiện bình đẳng giới cho phụ nữ và trẻ em gái, nhất là gần đây đã có những “án phạt” cụ thể cho các hành vi bạo lực gia đình nhưng rõ ràng, hiệu quả và sức răn đe của những chính sách đó chưa cao. Người phụ nữ vẫn lặng lẽ chấp nhận bi kịch cuộc đời bởi không tìm thấy một chỗ dựa vững chắc và lâu dài trong gia đình, ở các tổ chức chính trị - xã hội sau khi chống lại những bất công đó. Vì vậy, điều cần làm ở đây là phải có những chính sách thực tế, khả thi hơn và mạnh mẽ hơn, đủ sức răn đe chứ không chỉ tuyên truyền để giải thích, nâng cao nhận thức. Các tổ chức chính trị - xã hội cần phải nhập cuộc bằng tất cả trách nhiệm để bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái chứ không phải đứng bên ngoài hô hào. Chỉ khi cả xã hội cùng “chung tay” như câu khẩu hiệu thì mới mong tình trạng bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái giảm một cách thật sự!
N.L
- Quốc hội thảo luận tại hội trường về Dự án Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi)
- Bộ Quốc phòng kiểm tra các mặt công tác tại một số đơn vị đóng quân trên địa bàn Tây Nam Bộ
- Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu tổ chức đối thoại với công dân tại Hà Nội
- Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy - Huỳnh Quốc Việt: Các đơn vị mới thành lập phải xây dựng giải pháp đột phá cụ thể cho nhiệm kỳ mới
- Cần 300 triệu đồng sửa cầu treo Phường 8
- Đồ chơi LEGO Minions chính hãng