Chính trị
TIẾN TỚI ĐẠI HỘI ĐẢNG CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2025 - 2030
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG
Đưa Nghị quyết của Đảng vào cuộc sống
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh với cử tri
Cùng bàn luận
BÚA LIỀM VÀNG 2024
Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025)
Âm vang dấu ấn lịch sử
Để ghi nhớ lịch sử anh hùng của quê hương qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, Bạc Liêu đã chọn ngày 23/8 là Ngày truyền thống cách mạng của tỉnh. Truyền thống ấy được ghi dấu bằng nhiều di tích lịch sử có mặt ở khắp các địa phương trong tỉnh, qua đó có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc cho quần chúng nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ hôm nay…
![]() |
ĐV-TN Đoàn khối các cơ quan tỉnh tham quan di tích Đồng Nọc Nạng (huyện Giá Rai). Ảnh: T.T |
Di tích là những bằng chứng vật chất có ý nghĩa quan trọng, minh chứng về lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Di tích giúp con người biết được cội nguồn của dân tộc mình, hiểu về truyền thống lịch sử, đặc trưng văn hóa của quê hương. Một trong những “địa chỉ đỏ” đặc trưng của huyện Vĩnh Lợi là di tích Trận đánh đồn Cầu Trâu năm 1962 tọa lạc ở xã Châu Hưng A gắn với tấm gương dũng cảm kiên cường của Anh hùng liệt sĩ Mai Thanh Thế. Tấm văn bia tại di tích gần như sơ lược được những thông tin về anh hùng Mai Thanh Thế đã tự chặt cánh tay bị thương của mình cùng đồng đội tiêu diệt địch. Khi thắp hương cho những liệt sĩ đã hy sinh trong trận đánh này, người dân cũng sẽ có dịp tìm hiểu về trận đánh từ bức phù điêu nằm trước lô cốt Chuồng Cu của địch bị quân ta đánh sập.
Những năm gần đây, tại Bạc Liêu ngày càng có nhiều “địa chỉ đỏ” được địa phương tập trung tôn tạo đã trở thành những điểm về nguồn của nhiều đơn vị, đặc biệt là các cơ sở Đoàn, trường học. Đến với di tích lịch sử, khách tham quan như được đọc cuốn sử ghi chép về những con người, những sự kiện tiêu biểu, được cảm nhận một cách chân thực về lịch sử, những cảm nhận không dễ có được khi chỉ đọc những tư liệu ghi chép của đời sau. Chẳng hạn như đến thăm Bia chiến thắng Mỹ Trinh (ấp Mỹ Trinh, xã Hưng Phú, huyện Phước Long) chúng ta sẽ thêm tự hào về các anh hùng, liệt sĩ đã góp phần vào chiến thắng lịch sử vẻ vang vào ngày 12/11/1972. Lực lượng bộ đội địa phương quân và du kích xã với hơn 40 người đã phá tan trận càn quét của địch bằng lòng dũng cảm và sự mưu trí, tiêu diệt 47 tên địch… Bia chiến thắng Mỹ Trinh đã được xây dựng tại nơi diễn ra trận đánh lịch sử ấy với khuôn viên diện tích hơn 3.000m2.
Tuy nhiên, một thực trạng đáng buồn là hiện nay các di tích lịch sử đang bị “xâm chiếm” bởi dân cư xung quanh (di tích trận đánh đồn Cầu Trâu), ít người biết đến do nằm trong khu vực được quản lý chặt chẽ (trường hợp di tích khu căn cứ Thị ủy thị xã Bạc Liêu)… dẫn đến việc phát huy vai trò trong việc giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng của quê hương còn nhiều hạn chế. Đầu tư xây dựng, tôn tạo những “địa chỉ đỏ” không chỉ có vai trò to lớn đối với sự phát triển lành mạnh và bền vững của cuộc sống đương đại mà còn giúp Bạc Liêu có thêm nhiều “địa chỉ đỏ” để thu hút khách du lịch khắp nơi như nhiều di tích lịch sử văn hóa trong tỉnh đã làm được: Đền thờ Bác Hồ ở xã Châu Thới (huyện Vĩnh Lợi), di tích Đồng Nọc Nạng (huyện Giá Rai)...
Hoàng Uyên