Biển đảo yêu thương
Thanh niên là trọng tâm trong công tác tuyên truyền biển, đảo
Tranh chấp chủ quyền biển, đảo, trong đó có biển Đông là vấn đề thời sự nóng bỏng của thế giới và Việt Nam. Do đó, tuyên truyền về biển, đảo, nhất là với giới trẻ càng được đẩy mạnh để đối tượng này hiểu, hành xử đúng.
Tiết mục múa “Tổ quốc gọi tên mình” của khoa Công nghệ thông tin, trường Đại học Bạc Liêu. Ảnh: N.Q |
Tỉnh ủy yêu cầu đây là nhiệm vụ chính trị thường xuyên của các cấp chính quyền địa phương. Trong các đối tượng tuyên truyền, đặc biệt chú trọng đến tầng lớp thanh niên, học sinh, sinh viên. Đồng chí Trương Minh Chiến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, cho biết: “Các cháu mới bước vào đời, cần được trang bị những kiến thức đúng đắn, chính thống”.
Đầu năm học, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy đã có buổi nói chuyện với học sinh, sinh viên về chủ quyền biển, đảo. Báo cáo viên của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cung cấp những chứng cứ pháp lý (văn bản, bản đồ...) của Việt Nam về quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa; khái quát về tình hình biển, đảo, biển Đông. Nhờ đó học sinh, sinh viên ở các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học nhận ra âm mưu của các thế lực thù địch. Bộ Tư lệnh Hải quân vùng II cũng có các buổi trao đổi với sinh viên. Trước khi được tiếp thu những kiến thức này, hầu hết học sinh, sinh viên hiểu mơ hồ, hoặc ít quan tâm đến thời cuộc. Em Thạch Thị Sa Thia, sinh viên lớp Sư phạm Địa lý, trường Đại học Bạc Liêu, bày tỏ: “Các báo cáo viên đã đem đến sự phấn khởi cho các em”. Các em mạnh dạn trao đổi thêm kiến thức về các vùng biển, các thuật ngữ trong Luật Biển... Còn ở trường THPT, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cung cấp tài liệu cho các trường sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh về biển, hải đảo.
Riêng trường Đại học Bạc Liêu, ngoài các cách thức tuyên truyền nói trên, còn phổ biến kiến thức biển, đảo qua bảng tin, phương tiện truyền thanh của trường và các hội thi văn nghệ. Những sinh viên mà chúng tôi gặp đều cho biết đã được nhà trường nói chuyện nhiều về chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc và ý nghĩa của biển, đảo đối với kinh tế - xã hội của đất nước. Và mới đây nhất, trước cổng trường (ở cơ sở II), Sở VH-TT&DL đã treo 4 tấm bản đồ liên quan đến chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa.
Còn theo báo cáo của Tỉnh đoàn, trong năm 2012, đơn vị này đã tổ chức gần 1.400 cuộc tuyên truyền về biển, đảo cho hơn 111.600 lượt ĐV-TN. Hiện nay, Tỉnh đoàn có 206 đội báo cáo viên, tuyên truyền viên, góp phần giáo dục chính trị, tư tưởng cho tuổi trẻ trong tỉnh.
Nêu rõ quan điểm, chủ trương ứng xử với tình hình biển Đông của Đảng và Nhà nước ta; tiếp tục phản bác, phê phán việc làm sai trái của Trung Quốc; đồng thời cảnh giác trước những thông tin, tài liệu xuyên tạc phá hoại mối quan hệ hữu nghị Việt - Trung. Đó là những mục tiêu lớn mà Tỉnh ủy đặt ra đối với công tác tuyên truyền về chủ quyền biển, đảo Việt Nam, mà nhóm đối tượng được chú trọng là tuổi trẻ.
Nguyễn Quốc
- Trị bệnh “sợ trách nhiệm” trong quản lý, thực thi công vụ
- Khai mạc Triển lãm tương tác Cột cờ Hà Nội kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
- Những điểm mới của Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ
- Chính sách hỗ trợ đất đai cho người dân tộc thiểu số
- Chỉ thị chấn chỉnh việc quản lý, sử dụng và quyết toán ngân sách nhà nước