An toàn giao thông
Triển khai thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh
Thực hiện Quyết định 1043/QĐ-TTg ngày 25/9/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) đường bộ (gọi tắt là Luật), Chủ tịch UBND tỉnh - Phạm Văn Thiều vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai thi hành Luật trên địa bàn tỉnh.
Lực lượng chức năng tuần tra, kiểm soát đảm bảo trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn.:Ảnh: T.H
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm trong việc thi hành Luật
Kế hoạch được triển khai trong toàn tỉnh nhằm tuyên truyền, phổ biến những nội dung cơ bản của Luật, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, Nhân dân trong việc thi hành Luật. Đồng thời, xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm, cơ chế phối hợp giữa các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố trong việc tiến hành các hoạt động triển khai thi hành Luật trên địa bàn, bảo đảm tính kịp thời, đồng bộ, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả.
Tại Kế hoạch, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu quá trình thực hiện bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất của UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh; sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên, hiệu quả giữa các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thi hành Luật.
Đồng thời, nội dung công việc phải gắn với trách nhiệm, vai trò chủ trì của cơ quan được phân công chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thi hành Luật.
Nhiều nội dung cụ thể
Để triển khai thi hành Luật trên địa bàn, tỉnh thực hiện 7 nội dung rất cụ thể, bao gồm: Biên soạn tài liệu tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và tập huấn chuyên sâu về Luật và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật; tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về TTATGT đường bộ; tập huấn chuyên sâu về Luật và các văn bản quy định chi tiết một số điều của Luật; xây dựng văn bản quy định chi tiết thi hành Luật; phối hợp thực hiện xây dựng Cơ sở dữ liệu; theo dõi, kiểm tra và báo cáo kết quả thi hành Luật.
Trong đó, đối với nội dung xây dựng Cơ sở dữ liệu, tỉnh thực hiện xây dựng Cơ sở dữ liệu về TTATGT đường bộ; Trung tâm chỉ huy giao thông; hệ thống Cơ sở dữ liệu về điểm giấy phép lái xe; kiểm tra kiến thức pháp luật về TTATGT đối với người bị trừ hết điểm giấy phép lái xe; xây dựng, quản lý, vận hành, sử dụng Hệ thống giám sát bảo đảm an ninh, TTATGT đường bộ; hệ thống quản lý dữ liệu thiết bị giám sát hành trình và thiết bị ghi nhận hình ảnh người lái xe; đăng ký xe toàn trình; hệ thống quản lý đấu giá biển số; quản lý hệ thống tín hiệu giao thông; xử lý vi phạm hành chính trên lĩnh vực bảo đảm TTATGT đường bộ.
Quá trình thực hiện kế hoạch trên địa bàn tỉnh, Công an tỉnh là cơ quan được giao nhiệm vụ tham mưu giúp UBND tỉnh hướng dẫn thực hiện, là đầu mối phối hợp với các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan thực hiện các nhiệm vụ được phân công tại kế hoạch này; tổng hợp kết quả thực hiện, tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.
Mai Đinh
Luật TTATGT đường bộ được Quốc hội khóa XV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 27/6/2024, gồm 9 chương, 89 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025. Việc xây dựng Luật nhằm tạo cơ sở pháp lý về bảo đảm TTATGT đường bộ, bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe cho người tham gia giao thông, xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn.
- Chủ động ứng phó triều cường và xâm nhập mặn mùa khô 2024 - 2025
- Hội nghị báo chí chất lượng cao trong bối cảnh chuyển đổi số khu vực phía Nam
- TP. Bạc Liêu: Khởi công xây dựng 18 căn nhà thuộc Chương trình “Xóa nhà tạm, nhà dột nát”
- Vô tư chạy xe máy “đầu trần” trong trung tâm xã
- Cảnh giác với thủ đoạn cắt, ghép hình ảnh, video “nhạy cảm” để cưỡng đoạt tài sản