Văn hóa - Nghệ thuật
- Tràn ngập “tình thơ” trong Ngày thơ Việt Nam 2017
- Vào Rằm tháng Giêng vừa qua, những tâm hồn yêu thơ ở Bạc Liêu đã cùng nhau hòa điệu trong chương trình kỷ niệm Ngày thơ Việt Nam lần thứ 15.
- Đôi tay cô
- 16:21 10/02/2017
- Có một thế giới bao la
- Tết Nguyên tiêu: Lễ hội dân gian đặc sắc của người Hoa ở Bạc Liêu
- 16:16 10/02/2017
- Đối với cộng đồng người Hoa, từ lâu tháng Giêng được coi là tháng của lễ hội để mọi người vui chơi sau một năm dài lao động vất vả.
- Việt Nam nằm trong 17 quốc gia, vùng lãnh thổ đem lại cuộc sống hạnh phúc nhất cho người nước ngoài
- 16:15 10/02/2017
- Theo một khảo sát vừa được thực hiện, Việt Nam là một trong 17 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới đem lại cuộc sống hạnh phúc nhất cho người nước ngoài...
- Ra Giêng
- 16:15 10/02/2017
- Qua “ba ngày tết, bảy ngày xuân”, qua những ngày đầu năm mới tươi vui rạo rực, như một quy luật, cuộc sống dần trở lại đời thường. Mỗi người lại trở về với vị trí, công việc của mình cho một khởi đầu mới. Khi dư âm ngày tết với bánh mứt, hạt dưa vẫn còn, nhiều người đã bắt đầu việc đồng áng. Nhiều năm, mới mùng Sáu tết, người quê tôi đã xuống ruộng rồi. Việc nhà nông cứ tất bật quanh năm. Ra Giêng, trời nắng ấm hẳn, lúa trên đồng mướt xanh. Bà con trong xóm tôi vui vẻ ra đồng chăm sóc những thửa lúa, luống đậu của mình. Xa xa trên cánh đồng, những chiếc nón lá trắng nhấp nhô, ai cũng như đang miệt mài với công việc của mình. Bởi trên những thửa ruộng xanh mượt ấy là bao nhiêu hy vọng, mơ ước về một năm mới mưa thuận gió hòa, lúa được mùa của người nhà nông quê tôi. Ra Giêng, nhiều người lại trở về với nơi mình học hành, làm việc. Nhiều người làng tôi ăn tết xong phải rời làng lên thành phố hoặc vào miền Nam để học tập, mưu sinh. Tết là những ngày sum vầy đoàn tụ, ra Giêng lại là những cuộc chia ly. Xóm tôi nhiều người đi làm ăn phương xa, mỗi năm chỉ được về tết một lần. Cho nên ra Giêng ai cũng luyến lưu, bịn rịn. Những gói quà quê được gửi theo. Những lời dặn dò cảm động. Nhiều bà mẹ thương con, tiễn con lên xe mà nước mắt cứ chảy dài. Nhưng người đi vẫn phải đi, để có một cái tết năm sau vui vầy đoàn tụ, để có một cuộc sống tương lai đủ đầy, sung túc hơn. Ra Giêng, tôi cũng phải xa nhà để lên thành phố học. Năm nào cũng vậy, mỗi lần tôi lên thành phố, mẹ cũng đưa tôi ra tận đầu xóm. Mẹ chuẩn bị cho tôi bao nhiêu là quà, nào bánh tét, nào gạo nếp, cả bánh mứt mẹ để dành. Mẹ còn không quên cho thêm tiền uống nước đi đường và căn dặn tôi nhiều thứ. Thương mẹ lúc nào cũng chỉ biết lo cho tôi. Thương nhất là khi xe đã lăn bánh rồi, mẹ vẫn đi theo một đoạn và vẫy nón chào. Ôm chặt giỏ quà quê của mẹ mà tôi tự hứa với mình sẽ gắng học thật giỏi để mẹ an lòng. Ra Giêng, thương mẹ lại vất vả. Đời nhà nông sớm trưa khó nhọc. Mẹ tôi còn khó nhọc bội phần. Cả một đời mẹ chưa ra khỏi xóm. Cả một năm mẹ quẩn quanh hết vườn rồi ruộng. Mẹ tôi chẳng mấy khi được thảnh thơi vài hôm. Cả mấy ngày tết cũng phải lo toan mọi thứ, chẳng kịp sửa soạn lại một chút cho mình. Rồi đây ra Giêng, mẹ lại tất bật hết đậu rồi lúa, phải quần quật cả ngày với gà, heo, mùa màng. Thương mẹ ngày xuân nhiều khi qua rất vội… Ra Giêng, khởi đầu mới cho mọi người. Ai cũng hân hoan với những dự định, ước mơ mới. Tôi chỉ mong sao quê mình lúa thóc được mùa, người dân bớt phần vất vả và nhiều người không còn phải đi mưu sinh ở nơi xa. Và mong cho mẹ không còn nhọc nhằn nữa, để mỗi khi ra Giêng vẫn là ngày xuân thảnh thơi với mẹ. TƯ HƯƠNG Mong sao mỗi khi ra Giêng vẫn là ngày xuân thảnh thơi với mẹ. Ảnh minh họa: B.T
- Nhân Ngày thơ Việt Nam lần thứ 15: Người làm thơ ở Bạc Liêu…
- 16:14 10/02/2017
- “Nếu rượu làm cho người ta say vì được chưng cất từ ngũ cốc, thì thơ có lẽ được chưng cất từ cuộc sống nên mới làm cho người ta mê say như vậy”. Đúng là như vậy, uống rượu thường xuyên và gặp được bạn tâm giao trong những cuộc say đó thì say mãi quên thôi, còn tìm đến thơ thường xuyên và gặp được người tri kỷ sẻ chia những vần thơ đồng điệu thì cũng sẽ mê say cùng thơ… Thi ca ra đời, được tìm gặp và ở lại trong lòng người yêu thơ ở Việt Nam nói chung, Bạc Liêu nói riêng cũng bằng con đường như vậy. Người làm thơ ở Bạc Liêu chưa được chứng nhận là “nhà thơ”, nhưng thơ của họ nếu đã đến với người đọc thì cũng làm người ta mê say! “Danh chính ngôn thuận” thì chỉ được gọi là tác giả thơ, bởi họ chưa được Hội Nhà văn Việt Nam kết nạp là hội viên chính thức! Thế nhưng, với người đọc, họ chính là những nhà thơ - theo cách hiểu đơn giản và sự chứng nhận ở đây là bằng niềm hâm mộ, thái độ trân trọng, hễ cứ làm thơ thì là nhà thơ, thế thôi! Lực lượng sáng tác thơ ở Bạc Liêu khá phong phú. Họ là những hội viên sinh hoạt trong Chi hội Văn học, Chi hội VH-NT các dân tộc thiểu số, Chi hội VH-NT Trường đại học Bạc Liêu, Chi hội VH-NT Công an tỉnh (trực thuộc Liên hiệp các Hội VH-NT tỉnh), thành viên trong các câu lạc bộ thơ nhạc, nhóm tự lập, câu lạc bộ hưu trí, hoặc cũng có thể là những người làm thơ tự do, cán bộ về hưu, người cao tuổi yêu thích văn chương, giáo viên, thương binh, doanh nhân, bác sĩ, học sinh… Những tác phẩm viết ra có nhiều bài được đến với công chúng, được thưởng thức và yêu thích; cũng có những tác phẩm được cất giữ riêng trong lòng, viết ra để gối đầu nằm thao thức, nhớ hoài về một hình bóng xưa cũ nào đó… Tất thảy đều là thơ! Cũng có những bài thơ được ra mắt công chúng và người yêu thơ, mỗi năm một lần, nhân dịp Ngày thơ Việt Nam do Liên hiệp các Hội VH-NT tỉnh tổ chức. Cùng với điệu ngâm hùng hồn khi cất lên lời bài thơ thần “Sông núi nước Nam” - bản Tuyên ngôn độc lập bằng thơ của Việt Nam và bài thơ mở đường cho đêm thơ Nguyên tiêu “Rằm tháng Giêng” của Bác, những bài thơ của người làm thơ Bạc Liêu cũng được hòa nhịp để tạo thành một Ngày thơ Việt Nam thật ấm áp, tôn vinh nền thi ca Việt Nam và những đóng góp lặng thầm của những người làm thơ Bạc Liêu… Với buổi tọa đàm về thơ như một bàn tròn thi ca, những người yêu thơ và người làm thơ ở Bạc Liêu được trải lòng mình. Những bài thơ từng làm công chúng hâm mộ sẽ được chia sẻ cùng nhau, những bài thơ ấp ủ bấy lâu cho riêng mình nhân lúc cao hứng cũng được “bật mí”… Một không gian ngập đầy cảm xúc như thế thật hiếm hoi và đối với riêng người yêu thơ thì nó quý giá biết chừng nào giữa những xô bồ cuộc sống. Những bài thơ cùng những bài thơ phổ nhạc được trịnh trọng ghi bằng nét bút thư pháp ra mắt người xem, khiến người làm thơ ấm lòng mà người yêu thơ cũng được tìm đến những vần thơ hay, mới lạ. Những giọng ngâm trầm ấm trong đêm Nguyên tiêu cũng làm cho thơ như ngọt ngào hơn, đánh trúng nỗi lòng của người viết ra… Đó là Ngày thơ Việt Nam ở Bạc Liêu năm nay, một không gian của riêng thơ ca thấm đẫm cảm xúc và sẽ lắng đọng trong lòng người nhiều điều, tin chắc là như vậy. Không có nhà thơ mà thơ ca Bạc Liêu cũng lai láng như suối nguồn, đủ đầy cung bậc cảm xúc, những tác giả thơ như Ngọc Yến, Tú Nhã, Tú Cần, Minh Hua, Vũ Phượng, Song Nguyễn, Lâm Tẻn Cuôi, Nguyễn Vũ, Thạch Đờ Ni, Minh Toàn, Chí Tôn, Minh Phúc… đã cho “nhánh” thơ Bạc Liêu (trong kho tàng thi ca Việt Nam) những bài thơ tình chứa chan cảm xúc: tình yêu quê hương đất nước, tình yêu lứa đôi, tình yêu dành
- Hồn nhiên
- 15:55 08/02/2017
- Bé cứ hồn nhiên đến lạ
- "Tám" chuyện “sao”
- 15:28 08/02/2017
- Cách đây chừng chục năm, để nắm bắt thông tin của những người nổi tiếng - tạm gọi là các “sao”,
- “Thị trấn ma” nơi đèn vẫn bật sáng hàng đêm nhưng không có bóng người
- 15:27 08/02/2017
- Khi nhắc tới “thị trấn ma”, người ta thường liên tưởng tới khung cảnh đổ nát của những ngôi nhà hoang tàn.
- Nắng tháng Giêng
- 15:27 08/02/2017
- Sáng tháng Giêng, nắng ban mai về bên hiên nhà mang cái ấm áp lan tỏa ngập không gian, nắng hong khô suối tóc em tôi.