Y tế - Sức khỏe

Chọn loại khẩu trang nào và đeo thế nào để phòng ngừa COVID-19?

Thứ Tư, 18/03/2020 | 17:16

Người dân tự giác đeo KT khi đi xe buýt. Ảnh: C.K

PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), Cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam khuyến cáo người dân chỉ cần sử dụng KT vải nơi công cộng và các địa điểm đông người, chứ không nhất thiết phải dùng KT y tế. KT y tế chỉ nên dùng cho đối tượng mắc bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh, người làm công tác y tế, phòng chống dịch…

Đặc biệt, khi đến nơi công cộng và địa điểm đông người thì nên giữ khoảng cách giao tiếp là 2m để hạn chế hít phải hoặc bị dính các giọt bắn. “Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, các giọt bắn nước bọt có thể văng xa tối đa là 2m. Do đó, nếu muốn bảo vệ bản thân trước bệnh dịch COVID-19, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) khuyến cáo nên giữ khoảng cách an toàn với người có biểu hiện ho, hắt hơi, ho sốt (nghi nhiễm virus SARS-CoV-2)”, ông Phu nói.

Về cách đeo KT, bác sĩ Nguyễn Minh Tùng, Phó Giám đốc Sở Y tế Bạc Liêu, cho biết: Đối với KT vải phải đeo che kín cả mũi lẫn miệng; Tránh sờ tay vào KT khi đeo; Tránh dùng tay cầm vào KT để tháo ra; Khi tháo KT ra chỉ cầm vào dây đeo qua tai để tháo; Khi sử dụng KT vải nên thường xuyên giặt sạch KT với xà phòng để dùng lại cho lần sau.

Đối với KT y tế thông thường,  đeo mặt xanh ra ngoài, mặt trắng vào trong, kẹp nhôm hướng lên trên; Che kín cả mũi lẫn miệng; Tránh dùng tay cầm vào KT để tháo ra; Khi tháo KT ra chỉ cầm vào dây đeo qua tai để tháo và cho vào thùng rác. Không vứt KT đã qua sử dụng ra môi trường.

Điều quan trọng nhất với tất cả mọi người là nên thường xuyên rửa tay với xà phòng để phòng bệnh.

T.L (tổng hợp)

Viết bình luận mới
thăm dò ý kiến

Theo bạn, điều gì có thể giữ chân và thu hút người tài vào khu vực công?

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.