Tìm hiểu quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực nông nghiệp

Thứ Tư, 22/08/2018 | 17:01

Ngày 7/5/2018, Chính phủ ban hành Nghị định 64/2018/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính (VPHC) trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Nghị định quy định về hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi VPHC, thẩm quyền xử phạt và thẩm quyền lập biên bản VPHC trong lĩnh vực giống vật nuôi (bao gồm cả giống thủy sản), thức ăn chăn nuôi, thủy sản.

Lực lượng chức năng kiểm tra thuốc, thức ăn thủy sản tại một cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Ảnh: K.P

Đối với mỗi hành vi vi phạm về sản xuất, gia công thức ăn, mua bán thức ăn, nhập khẩu thức ăn, khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản, sử dụng kháng sinh, chất cấm trong sản xuất, mua bán, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi, thủy sản; sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, vi phạm trong lĩnh vực giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, thủy sản… thì tổ chức, cá nhân phải chịu hình thức xử phạt là cảnh cáo hoặc phạt tiền. Căn cứ tính chất, mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung. Các mức độ là đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

Các biện pháp khắc phục hậu quả được áp dụng bao gồm: Buộc thu hồi giống vật nuôi, sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản; buộc tái chế sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản; chuyển đổi mục đích sử dụng sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản, giống vật nuôi; tái xuất sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản, giống vật nuôi. Tiêu hủy chất cấm, sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản; vật nuôi, thủy sản; giống vật nuôi. Hủy kết quả khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi, thủy sản; sửa đổi thông tin đối với lô sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản trên nhãn hàng hóa hoặc tài liệu kỹ thuật kèm theo. Thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường; cải chính kết quả khảo nghiệm, kiểm định…

Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi VPHC về lĩnh vực giống vật nuôi đối với cá nhân vi phạm là 50 triệu đồng, đối với tổ chức vi phạm là 100 triệu đồng. Mức phạt tiền tối đa cho một hành vi VPHC về lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản đối với cá nhân vi phạm là 100 triệu đồng, đối với tổ chức vi phạm là 200 triệu đồng.

Chủ tịch UBND cấp xã có quyền phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 5 triệu đồng. Chủ tịch UBND cấp huyện phạt tiền đến 25 triệu đồng trong lĩnh vực giống vật nuôi; 50 triệu đồng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản; đình chỉ hoạt động có thời hạn. Chủ tịch UBND cấp tỉnh có quyền phạt tiền đến 50 triệu đồng trong lĩnh vực giống vật nuôi; 100 triệu đồng trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, thủy sản; đình chỉ hoạt động có thời hạn. Chủ tịch UBND các cấp có quyền tịch thu tang vật, phương tiện VPHC có giá trị không vượt quá mức xử phạt tiền được quy định trên, áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.

K.K

Viết bình luận mới
thăm dò ý kiến

Theo bạn, điều gì có thể giữ chân và thu hút người tài vào khu vực công?

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.