Nuôi tôm trong điều kiện hạn, mặn: Đâu là giải pháp bền vững?

Thứ Sáu, 01/05/2020 | 14:20

Có thể nói, chưa bao giờ người nuôi tôm khu vực ĐBSCL lại gặp nhiều khó khăn như năm nay. Do ảnh hưởng hạn hán, xâm nhập mặn nên nhiều diện tích tôm nuôi bị thiệt hại, thậm chí những mô hình nuôi tôm được đánh giá là phát triển bền vững cũng giảm hiệu quả đáng kể.

Sử dụng sản phẩm của Tập đoàn Bồ Đề, tôm nuôi có vỏ sáng bóng, thịt chắc và kích cỡ to. Ảnh: Kim Trung

NHIỀU DIỆN TÍCH TÔM NUÔI BỊ THIỆT HẠI

So với mô hình nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm sinh thái được đánh giá là mô hình phát triển bền vững, chi phí đầu tư thấp và ít rủi ro. Tuy nhiên, từ cuối năm 2019 đến nay, do ảnh hưởng hạn hán và xâm nhập mặn, nhất là thời điểm tháng 3 và 4/2020, nhiều diện tích tôm nuôi ở các địa phương trong khu vực ĐBSCL liên tục bị thiệt hại. Đơn cử như tỉnh Bến Tre, trong tháng 3/2020 có hơn 1.400ha tôm càng xanh nuôi trên đất lúa bị thiệt hại. Nguyên nhân, do nước mặn xâm nhập đã làm cho tôm nuôi chậm lớn, tỷ lệ hao hụt cao, ước tính tổng thiệt hại gần 80 tỷ đồng. Hay ở tỉnh Cà Mau, hạn hán và xâm nhập mặn cũng khiến cho 130.770ha tôm nuôi kém phát triển và bị thiệt hại. Hoặc tại Bạc Liêu, trong tháng 4/2020, toàn tỉnh có hơn 3.710ha tôm nuôi bị thiệt hại; và qua khảo sát cho thấy, gần 80% diện tích bị thiệt hại do ảnh hưởng môi trường nguồn nước. Ngoài ra, các tỉnh khác như Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang…, tôm nuôi cũng thay nhau chết, với tổng diện tích thiệt hại lên đến hàng ngàn héc-ta.

Với việc gặp khó trong nghề nuôi tôm, nông dân nhiều nơi đành phải “treo ao” không dám thả nuôi tiếp, làm ảnh hưởng đến thu nhập, đời sống của nhiều người.

Ông Phạm Văn Sơn trúng tôm nhờ sử dụng sản phẩm sinh học của Tập đoàn Bồ Đề.

TRÚNG TÔM CÙNG… BỒ ĐỀ

Ông Đỗ Hoàng Kiên (xã Long Điền Tây, huyện Đông Hải) than: “Chưa có năm nào nuôi tôm gặp khó như năm nay. Nắng nóng kéo dài, cộng với độ mặn trong nước cao đã làm cho môi trường ao nuôi thay đổi đột ngột, tỷ lệ tôm nuôi hao hụt cao và thu không có tôm. So với cùng kỳ, vụ tôm năm nay nông dân thất nhiều hơn trúng”.

Thật vậy, qua khảo sát cho thấy, các vùng chuyên canh áp dụng quy trình nuôi tôm sinh thái theo hình thức quảng canh, hoặc quảng canh cải tiến kết hợp và cả mô hình lúa - tôm năm nay đều lâm vào tình cảnh lao đao. Tôm thả nuôi nhiều tháng nhưng thu hoạch không được bao nhiêu, nông dân vừa tốn tiền mua con giống lại phải đầu tư thêm một khoản chi phí không nhỏ trong việc cải tạo môi trường ao nuôi và cả việc xử lý để ứng phó với hạn mặn.

Trước những khó khăn trên, nhiều nông dân dường như bí lối vì không biết phải sử dụng sản phẩm nào để giải cứu cho con tôm vượt qua hạn mặn trong điều kiện thị trường hiện nay có đến hàng trăm sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường.

Doanh nghiệp và nông dân trong, ngoài tỉnh tham quan mô hình nuôi tôm của hộ ông Phạm Văn Sơn.

Tuy nhiên, một điều đáng mừng là đã có nhiều nông dân mạnh dạn ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất và thành công. Điển hình là hộ ông Phạm Văn Sơn (ấp 19, xã Phong Thạnh, TX. Giá Rai). Ông Phạm Văn Sơn phấn khởi chia sẻ: “Năm nay gia đình tôi sử dụng sản phẩm của Tập đoàn Bồ Đề và hiệu quả mang lại rất cao. Hơn 30 năm sống bằng nghề nuôi tôm, chưa bao giờ gia đình tôi lại trúng tôm như vụ này. Tôm nuôi chưa đến 3 tháng nhưng đạt trọng lượng khoảng 16 - 18con/kg”. Theo ông Phạm Văn Sơn, với giá thu mua tôm nguyên liệu (loại 18 con/kg) gần 300.000 đồng/kg như hiện nay, nếu như vụ này không rơi vào thời điểm bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 thì với kích cỡ tôm trên có thể bán với giá 340.000 đồng/kg và người nông dân sẽ lãi to.

Đánh giá về hiệu quả và chất lượng sản phẩm của Tập đoàn Bồ Đề, ông Dương Văn Hào, Giám đốc HTX Quyết Tâm (xã Phước Long, huyện Phước Long) cho biết: “Qua 2 năm sử dụng sản phẩm của Tập đoàn Bồ Đề đã tạo nên nhiều đột phá cho nghề nuôi tôm. Qua thống kê cho thấy, hơn 80% nông dân sử dụng sản phẩm của Tập đoàn Bồ Đề trong nuôi tôm đã mang lại hiệu quả rất cao, đặc biệt là trong đợt hạn hán, xâm nhập mặn lần này, hộ nào sử dụng sản phẩm của Tập đoàn Bồ Đề thì đều trúng tôm, ngược lại đều thất trắng”.

Theo kiến nghị của nhiều nông dân, Trung tâm Khuyến nông tỉnh và các địa phương cần đẩy mạnh hơn nữa việc phối - kết hợp với Tập đoàn Bồ Đề tổ chức các hội thảo, tập huấn để chuyển giao khoa học - công nghệ cho nông dân, nhất là quy trình sử dụng các sản phẩm công nghệ sinh học thân thiện với môi trường, đảm bảo cho phát triển bền vững. Đặc biệt là trong điều kiện nghề nuôi tôm luôn phải đối mặt với thiên tai, dịch bệnh, nên rất cần những giải pháp, sản phẩm chất lượng gắn với lợi ích thiết thực của người nuôi tôm. Sản phẩm ấy phải thật sự đồng hành và chia khó với người nông dân cùng hướng đến mục tiêu chia sẻ lợi nhuận và cùng nhau làm giàu.

NGỌC TRUNG

Viết bình luận mới
thăm dò ý kiến

Theo bạn, điều gì có thể giữ chân và thu hút người tài vào khu vực công?

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.