Giáo dục - Học Đường

Tư vấn mùa thi

Áp dụng phương pháp “5W-1H” để làm tốt bài thi Lịch sử

Thứ Sáu, 16/04/2021 | 17:10

Để làm tốt bài thi Lịch sử trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, thí sinh (TS) có thể áp dụng phương pháp “5W-1H” để ôn tập, đồng thời bám sát nội dung sách giáo khoa và cấu trúc đề tham khảo của Bộ GD-ĐT.

Giờ ôn tập môn Lịch sử của cô và trò Trường THPT Gành Hào (huyện Đông Hải). Ảnh minh họa: Đ.K.C

Phương pháp “5W-1H”

Trong đó, 5W gồm What: Sự kiện lịch sử gì đã diễn ra? When: Diễn ra khi nào? Where: Diễn ra ở đâu? Who: Gắn liền với nhân vật lịch sử nào? Why: Vì sao lại xảy ra?

Còn 1H là How: Đánh giá, bình luận, liên hệ.

Từ phương pháp này, TS có thể nắm chắc các nội dung trọng tâm của chương trình học, nắm vững được các kiến thức cơ bản, ghi nhớ và hiểu rõ hơn về các mốc sự kiện cốt yếu gắn với thời gian, địa danh, nhân vật lịch sử.

Ngoài ra, các bạn cũng phải có kiến thức thực tiễn, chủ động theo dõi, cập nhật về thời sự đương đại để giải thích, liên hệ và vận dụng.

Phân loại 6 dạng câu hỏi trắc nghiệm

Để làm tốt bài trắc nghiệm, các bạn cần phân loại được các dạng câu hỏi trắc nghiệm. Thông thường sẽ có 6 loại dạng câu hỏi.

Dạng 1: Dạng câu hỏi yêu cầu lựa chọn câu trả lời đúng. Theo đó, trong 4 phương án gây nhiễu A, B, C, D đã cho trước chỉ có một phương án đúng, các phương án còn lại đều sai.

Dạng 2: Dạng câu hỏi yêu cầu lựa chọn câu trả lời đúng nhất. Tức là, trong 4 phương án A, B, C, D có thể có nhiều phương án đúng nhưng chỉ có một phương án đúng nhất, đầy đủ nhất, quan trọng nhất, quyết định nhất.

Dạng 3: Yêu cầu TS phải hoàn thành câu (điền vào chỗ trống). Nghĩa là trong câu đề dẫn của câu hỏi sẽ thiếu một số cụm từ, bốn phương án (A, B, C, D) sẽ cho sẵn để thí sinh chọn một phương án đúng.

Dạng 4: Yêu cầu TS phải kết nối đúng hoặc sắp xếp đúng trật tự logic các dữ kiện, hiện tượng, lịch sử.

Dạng 5: Yêu cầu TS đọc hiểu một đoạn văn bản.

Dạng 6: Yêu cầu TS lựa chọn ý phủ định.

Tìm từ khóa của câu hỏi

Mặt khác, để làm tốt bài trắc nghiệm, TS cần đọc kỹ câu hỏi để tìm ra và gạch chân mỗi từ “khóa”. Từ “khóa” của câu hỏi sẽ là “bước ngoặt lịch sử”. Để làm tốt bài trắc nghiệm, TS tự đưa ra các phương án trả lời trước khi đọc đáp án.

Bí quyết sử dụng phương pháp loại trừ

Dùng phương pháp loại trừ cũng là một trong những “bí kíp” để làm tốt bài trắc nghiệm. Thay vì đi tìm đáp án đúng, các bạn hãy thử tìm phương án sai, loại trừ càng nhiều phương án sai càng tốt. Khi không có phương án loại trừ nữa thì dùng cách phỏng đoán. Các bạn nhận thấy phương án nào khả thi hơn và đủ tin cậy hơn thì tô vào phiếu trả lời.

Nói về bí quyết để giành điểm môn Lịch sử, hầu hết các giáo viên có kinh nghiệm ôn thi tốt nghiệp THPT đều cho rằng, trong thời gian làm bài, TS cần phân bố thời gian và không được bỏ trống đáp án. Việc đầu tiên là đọc toàn bộ câu hỏi xem những câu nào mình biết rồi thì nên tô ngay vào đáp án. Đồng thời, nên chọn những câu hỏi đơn giản làm trước, vì bài thi trắc nghiệm có thang điểm như nhau. Nếu không chắc chắn đáp án thì dùng phương pháp phỏng đoán.

Thư Các (tổng hợp)

Viết bình luận mới
thăm dò ý kiến

Theo bạn, điều gì có thể giữ chân và thu hút người tài vào khu vực công?

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.